Viêm dạ dày gây ra do lây nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori hay lạm dụng bia rượu, thiếu máu trầm trọng, trào ngược dịch mật, stress, nôn mửa, rối loạn tự miễn, và việc sử dụng các thuốc kháng viêm. Bác sĩ có thể lựa chọn sử dụng các loại thuốc kháng axit, kháng sinh và bổ sung thêm vitamin B12 để điều trị viêm dạ dày. Bên cạnh đó, việc thay đổi thói quen ăn uống cũng giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh. Vậy nên và không nên ăn gì khi bị viêm loét dạ dày? Là câu hỏi mà rất nhiều đang quan tâm!
Bị viêm loét dạ dày nên ăn gì?
Chuối
Chuối là một loại thực phẩm có lợi có sức khỏe tổng quan. Hơn thế, chuối có thể giúp trung hòa lượng axit dư thừa bên trong dạ dày, chống viêm và giảm sưng đường ruột.
Chuối rất giàu kali, không chỉ tốt cho bệnh nhân huyết áp cao mà còn hỗ trợ trung hòa lượng nước trong cơ thể, giảm chứng ợ chua và bình ổn dạ dày.
Lưu ý: không nên ăn chuối khi đói, tốt nhất là sau ăn 30 phút.
Khoai lang
Choline trong khoai lang có đặc tính chống viêm có thể làm dịu các cơn đau do viêm loét dạ dày gây ra
Khoai lang có nguồn dinh dưỡng vô cùng đa dạng và nhiều công dụng. Chất xơ dồi dào cùng với vitamin C và các axit amin có trong khoai lang giúp kích thích nhu động ruột, có lợi cho quá trình tiêu hóa thức ăn, loại bỏ tình trạng đầy bụng, khó tiêu, ngăn ngừa táo bón. Trong khoai lang có chứa choline – đặc tính chống viêm, làm dịu các cơn đau.
Chỉ đơn giản là khoai lang luộc chín đã có thể là một món ăn kỳ diệu đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày rồi.
Yến mạch
Yến mạch là loại ngũ cốc giàu chất xơ, vitamin, có tác dụng tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giảm tiết axit dạ dày từ đó bảo về lớp màng tế bào trong thành dạ dày.
Một số những ngũ cốc khác có lợi cho người bị viêm loét dạ dày tương tự yến mạch cần kể tới: gạo lứt, hạt quinoa( diêm mạch), hạt mè, hạt điều,…
Táo
Vỏ táo có chứa pectin- một hợp chất có tính hóa tan, giãn nở khi gặp nước, do vậy có thể thúc đẩy quá trình hoạt động của dạ dày và đường ruột, giúp cho quá trình bài tiết diễn ra thuận lợi hơn, ngăn ngừa táo bón.
Táo cũng giúp cải thiện các triệu chứng tiêu chảy và bổ sung calo cho cơ thể.
Táo là một thực phẩm tươi ngon và cũng dễ dàng chế biến và sử dụng, bạn có thể làm nước ép táo, mứt táo hoặc thêm chúng vào các món salad trộn.
Đu đủ
Đu đủ là thực phẩm giàu chất chống oxy hóa. Cũng giống khoai lang, đu đủ cũng chứa choline- có tác dụng làm giảm các triệu chứng của viêm mãn dạ dày. Bên cạnh đó, trong đu đủ còn chứa một loại enzyme có tên papain- có thể cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón, thúc đẩy quá trình bài tiết diễn ra đều đặn và duy trì sức khỏe đường ruột.
Bạn có thể làm sinh tố đu đủ hoặc kết hợp chúng cùng chuối để tạo thức uống ngon miệng và tốt cho dạ dày.
Gừng
Trà gừng có tính ấm, có thể làm lành tổn thương do viêm loét dạ dày
Gừng là loại thực phẩm có tính cay, vị ấm. Hương thơm độc đáo và hương vị của gừng đến từ tinh dầu tự nhiên của nó, trong đó có chất gingerol.
Gingerol là hợp chất hoạt tính sinh học chính trong gừng, có tác dụng chống viêm và chống oxy hóa mạnh, rất có lợi đối với những người bị viêm dạ dày.
Gừng có công dụng tăng tốc độ làm rỗng dạ dày, có thể có lợi cho những người bị khó tiêu và các chứng khó chịu liên quan đến dạ dày.
Dùng trà gừng có thể làm ấm bụng và cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày.
Bắp cải
Bắp cải có chứa hoạt chất glutamine – cơ chế chống viêm, giảm kích ứng. Các chất xơ, vitamin B, C, K, E và các khoáng chất có trong bắp cải giúp cho đường ruột khỏe mạnh, loại bỏ nguy cơ táo bón. Do đó, rất tốt để cải thiện tình trạng viêm dạ dày.
Lưu ý: Tuyệt đối không ăn bắp cải sống vì rất dễ đầy bụng (nhất là với bệnh nhân bị viêm dạ dày) mà cần nấu chín.
Cải bó xôi
Cũng giống như bắp cải, cải bó xôi cũng chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa.
Trong cải bó xôi có chứa hoạt chất cellulose giúp cải thiện quá trình hoạt động của đường ruột và hệ bài tiết.
Cải bó xôi có thể được chế biến thành nhiều món ăn như salad, nấu canh,…
Mật ong
Mật ong là hỗn hợp của các loại đường và nhiều loại vitamin. Mật ong được biết đến là một trong những vị thuốc chữa dạ dày tốt nhất trong Đông y bởi khả năng làm giảm độ axit của dịch vị trong dạ dày, làm lành những vết thương trên niêm mạc dạ dày.
Dùng trực tiếp hoặc pha cùng nước ấm, uống đều đặn vào buổi sáng hoặc tối giúp bạn cải thiện dạ dày và có một giấc ngủ an lành.
Sữa
Nhiều người cho rằng không nên uống sữa, hoặc ăn sữa chua khi bị viêm loét dạ dày vì nó sẽ kích thích dạ dày sản sinh nhiều axit hơn. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không đúng. Sữa và sữa chua là những thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe và cả dạ dày. Sữa có tác dụng đệm trung hòa axit trong dạ dày, sữa chua có chứa hàng tỉ lợi khuẩn probiotic và và các enzyme tốt cho tiêu hóa nên vừa giúp bạn ăn ngon, ngủ tốt hơn mà lại giảm bớt triệu chứng của bệnh.
Với chế độ ăn uống không lành mạnh, thích gì ăn nấy sẽ khiến bệnh viêm loét dạ dày thêm trầm trọng, tái phát. Chính vì thế việc nên và không nên ăn gì khi bị viêm loét dạ dày là điều mà những người bị đau dạ dày nên lưu tâm!
Bị viêm loét dạ dày kiêng ăn gì?
Thịt đỏ
Thịt đỏ là một trong những loại thực phẩm người viêm loét dạ dày nên kiêng
Các protein có trong thịt động vật có hàm lượng axit cao, do đó, khi dung nạp thịt đỏ vào trong cơ thể, đường ruột sẽ phải khó khăn hơn để tiêu hóa chúng. Đối với những bệnh nhân bị viêm dạ dày việc tăng sản xuất axit để tiêu hóa thịt đỏ là nguy hại.
Thực phẩm cay
Các loại gia vị cay như ớt, tiêu,… làm tăng lượng axit có trong dạ dày, càng khiến vết thương của người bị viêm dạ dày nghiêm trọng hơn, các triệu chứng sẽ tái phát nhiều lần hơn khiến người bệnh khó chịu.
Các thức ăn có tính axit
Các loại thực phẩm có vị chua như cam, chanh, bưởi, me, cà chua, giấm, mẻ,… chứa rất nhiều axit có thể khiến lớp niêm mạc dạ dày bị tổn thương và tăng lượng axit trong dạ dày, vô cùng có hại đối với người bị viêm dạ dày.
Thực phẩm dễ làm tổn thương niêm mạc dạ dày
Những người bị viêm loét dạ dày vùng niêm mạc yếu, do đó nếu thức ăn quá cứng, nhiều xơ, sẽ làm tổn hại đến lớp niêm mạc này. Vì thế cần phải tránh những món ăn như là xương, sụn, vỏ tôm, chân gà, vịt, rau già nhiều xơ…Nên chọn những thức ăn mềm dễ tiêu hóa, nấu dạng hấp, luộc mềm. Ngoài ra, nên ăn những thực phẩm có tác dụng bao bọc, niêm mạc và thấm hút axit trong dịch vị như là bánh mì mềm, cơm nếp, bánh chưng.
Thực phẩm dễ gây rối loạn tiêu hóa
Nguyên tắc khi ăn uống với người bệnh viêm loét dạ dày đó là cần ăn chín, uống sôi, không ăn những thực phẩm mất vệ sinh, dễ tồn tại vi khuẩn gây hại cho dạ dày như: tiết canh, các món nộm, gỏi, thức ăn nấu chín tái, rau sống… Những đồ ăn này có thể khiến cho người bệnh tiêu chảy nhiều lần trong ngày, chưa kể là nguy cơ bị ngộ độc nếu thức ăn có chứa độc tố, không đảm bảo vệ sinh.
Bên cạnh đó, bệnh nhân viêm dạ dày cũng cần hạn chế tiêu thụ: thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ uống có ga, có cồn, thuốc lá, sô cô la, tỏi, cà phê,…
Lưu ý đối với các bệnh nhân bị viêm dạ dày
- Không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói. Việc ăn quá no khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn, co bóp yếu hơn, còn việc để bụng đói khiến dạ dày co bóp nhiều hơn. Cả hai đều khiến dạ dày bị tổn thương.
- Không nên vừa ăn vừa đọc sách, xem phim.
- Nên ăn từ từ, nhai kỹ giúp tăng bài tiết của nước bọt, tốt cho đường ruột.
- Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để thức ăn kịp trung hòa axit, đường ruột làm việc hiệu quả hơn và cơ thể cũng dễ hấp thụ hơn.
- Nên ăn thức ăn ở nhiệt độ vừa phải, không quá nóng hoặc quá lạnh.
- Nên nấu thức ăn chín, mềm, vừa ăn và không đặc quánh.
- Không nên thêm quá nhiều gia vị khi chế biến món ăn, đặc biệt là gia vị cay.
- Nấu chín, uống sôi, đảm bảo vệ sinh thực phẩm để tránh bị rối loạn tiêu hóa.
Trên đây là những tổng hợp để trả lời cho câu hỏi Nên và không nên ăn gì khi bị viêm loét dạ dày? Thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh hơn là điều cực kỳ quan trọng giúp cho những người bị viêm loét dạ dày ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh, hỗ trợ điều trị hiệu quả hơn. Vì thế hãy cố gắng duy trì chế độ ăn uống khoa học mỗi ngày để có một sức khỏe tốt. Nếu có thắc mắc cần giải đáp về tình trạng bệnh lý dạ dày, bạn đọc có thể liên hệ Hotline 0914674022 để được chuyên gia giải đáp
Có Thể Bạn Quan Tâm: Bệnh lý trào ngược dạ dày, Đau thượng vị là dấu hiệu của bệnh gì, viêm loét dạ dày cấp,