Chế độ dinh dưỡng “chữa lành” viêm loét dạ dày cần tuân thủ

Viêm loét dạ dày là hiện tượng niêm mạc dạ dày xuất hiện những tổn thương khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và đau vùng bụng. Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh là do ăn uống và sinh hoạt nên người bị viêm loét dạ dày cần phải chú ý trong chế độ dinh dưỡng. Dưới đây là những lưu ý cơ bản về chế độ dinh dưỡng “chữa lành” viêm loét dạ dày cần tuân thủ để đảm bảo dạ dày được khỏe mạnh, không gây khó chịu cho cơ thể.

Do nồng độ acid dạ dày quá lớn mà lớp bảo vệ ở niêm mạc dạ dày (tính toàn vẹn của niêm mạc dạ dày, lớp nhày bao phủ niêm mạc dạ dày) bị bào mòn, mỏng dần gây tổn thương niêm mạc dạ dày nên dẫn đến viêm loét dạ dày. Do vậy, chế độ ăn uống cần đảm bảo cân bằng, hợp lý để làm giảm tiết acid, giảm tác dụng acid lên niêm mạc dạ dày, từ đó chữa lành nhưng tổn thương để dạ dày khỏe mạnh trở lại.

  1. Nguyên tắc thực hiện chế độ dinh dưỡng cho người viêm loét dạ dày

Trong ăn uống, đặc biệt là người bị viêm loét dạ dày thì lượng thức ăn và sự nghiền nhỏ thức ăn trước khi đưa vào dạ dày là rất quan trọng. Để hấp thụ thức ăn tốt nhất và hiệu quả nhật cần lưu ý:

  • Nấu chín, nấu nhừ thức ăn, thái nhỏ thức ăn, không dùng thực phẩm ăn sống: Thực phẩm nấu chín sẽ loại bỏ được các loại vi khuẩn gây bệnh, nấu nhừ sẽ giúp việc hấp thụ, dạ dày không phải hoạt động quá tải, giảm kích thích tiết dịch vị và vận chuyển thức ăn nhanh hơn.
Thực phẩm tốt cho người viêm loét dạ dày
Thực phẩm tốt cho người viêm loét dạ dày
  • Nhai kỹ, ăn chậm
  • Không ăn quá no, chia nhỏ nhiều bữa (4-5 bữa), ăn nhiều bữa có tác dụng trung hòa acid, ăn các bữa ăn phụ để giảm tải, không gây căng dạ dày gây viêm loét dạ dày.
  • Không ăn quá nhiều canh, nước dùng với bữa cơm. Nếu thức ăn quá đặc thì men tiêu hóa không thấm vào thức ăn, nếu quá lỏng sẽ khiến men tiêu hóa bị loãng, việc tiêu hóa kém đi. Để tiêu hóa tốt nhất, người bệnh viêm loét dạ dày nên đảm bảo chỉ ăn hoặc uống 100 – 200ml mỗi bữa. Nếu cần bổ sung nhiều nước thì bổ sung ngoài bữa ăn.
  • Ăn xong không nên lao động nặng, chạy nhảy ngay. Ăn xong mà hoạt động sẽ gây áp lực lên dạ dày khiến vết loét có thể bị tác động gây đau và khó chịu
  • Không nên ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh: Thức ăn quá nóng, quá lạnh sẽ làm cho dạ dày co bóp mạnh gây viêm loét. Nhiệt độ tốt nhất để tiêu hóa và hấp thụ thức ăn là 40 -500 độ

Người bệnh viêm loét dạ dày cần chú ý một số lưu ý trong chế biến thực phẩm và ăn uống để có tránh gây viêm loét nặng hơn, dạ dày nhanh được chữa lành và khỏe mạnh.

  1. Những thực phẩm nên và không nên dùng cho người viêm loét dạ dày

Người bị viêm loét dạ dày nên ăn:

  • Thực phẩm trung hòa axit: sữa, trứng
  • Thực phẩm giàu đạm: thịt, cá nạc chế biến luộc, hấp đều dễ hấp thụ
  • Thực phẩm dễ hấp thụ: rau củ quả mềm, non để chế biến các loại súp hoặc hấp chán đều giúp dạ dày mau khỏe.
  • Thực phẩm ít mùi vị như tinh bột: các loại cơm nát, cháo, bánh mì, khoai, củ, cháo
Người viêm loét dạ dày nên hạn chế đồ ăn cay nóng
Người viêm loét dạ dày nên hạn chế đồ ăn cay nóng

Người bị viêm loét dạ dày không nên ăn

  • Thức ăn chứa nhiều mùi vị, chất tạo mùi vị như quay, rán, nướng, thực phẩm ướp muối và những thức nhiều dầu mỡ
  • Thức ăn chế biến sẵn: các loại thực phẩm như dăm bông, lạp xưởng, các loại nước sốt,…
  • Thực phẩm quá cứng, quá dai: Thịt nhiều gân, sụn, rau có sơ, rau già, quả sống…
  • Các loại gia vị cay nóng: dấm tỏi, tiêu ớt, dưa cà, hành muối.
  • Các loại quả chua: đu đủ chin, chuối tiêu, táo
  • Thức phẩm chứa chất kích thích: Chè, cà phê đặc, bỏ hẳn rượu, thuốc lá

Dạ dày là cơ quan chứa và hấp thụ thức ăn, cung cấp các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Vì vậy, việc giữ cho một cái dạ dày tốt sẽ giúp bạn khỏe mạnh và luôn tràn đầy năng lượng. Nếu không may bị viêm loét dạ dày thì những chế độ dinh dưỡng “chữa lành” viêm loét dạ dày bạn cần tuân thủ tuân thủ để dạ dày được mau chóng chữa lành và bảo vệ tốt nhất nha.

 

Các Bạn Có Thể Quan Tâm: tác dụng của nghệ nanotrào nguoc da day thuc quantrào ngược dạ dày ăn gìbệnh lý trào ngược dạ dày ở trẻcách xử lý trào ngược dạ dày