Viêm loét dạ dày – tá tràng là bệnh lý tiêu hóa thường gặp. Khi mới phát hiện, bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp khi được chẩn đoán là đã sang giai đoạn mạn tính và điều trị khó khăn, tái phát lại nhiều lần và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những thông tin về chẩn đoán và điều trị về viêm loét dạ dày tá tràng – Những điều cần biết P4, bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Viêm loét dạ dày tá tràng – Những điều cần biết P1
Chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng
- Thủ thuật nội soi: Việc nội soi dạ dày sẽ giúp bác sĩ quan sát một cách rõ ràng và chi tiết đồng thời đánh giá chính xác mức độ bệnh. Từ đó cũng tiên lượng khả năng điều trị vì có những ổ loét đơn giản có thể điều trị nội khoa nhưng những ổ loét xấu, xù xì, lồi lõm, xơ chai có thể là ung thư dạ dày thể loét. Khi đó bác sĩ nội soi tiêu hóa sẽ sinh thiết bờ ổ loét để chẩn đoán ung thư dạ dày sớm
Nội soi là phương pháp chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày chính xác nhất
- Xét nghiệm máu, phân: Giúp đánh giá tình trạng thiếu máu, đặc biệt trong trường hợp viêm loét dạ dày có biến chứng xuất huyết tiêu hóa, nồng độ các enzym niêm mạc dạ dày và tình trạng hồng cầu trong phân.
Viêm loét dạ dày tá tràng – Những điều cần biết P4 vừa giúp bạn tìm hiểu qua về các phương pháp chuẩn đoán bệnh sau đây chúng ta cùng tìm hiểu thêm là các loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng!
Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
-
Thuốc trung hòa acid dạ dày
Giúp trung hòa acid trong dịch vị dạ dày tá tràng: bản chất là các hợp chất có tính kiềm, khi uống vào sẽ ngay lập tức trung hòa bớt acid nên người bệnh cảm thấy bớt đau, nóng rát: Nhôm hydroxyd, Magie hydroxyd, Natri bicarcobat…
Nhược điểm là các thuốc này chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn mà không kiểm soát được kéo dài. Hiện tại nhóm này khá nhiều người lạm dụng và không phải ai cũng nên dùng. Một số lưu ý khi dùng loại thuốc trung hòa acid dạ dày:
- Phụ nữ mang thai: Do có khả năng gây tình trạng nhiễm kiềm chuyển hóa ở mẹ và thai nhi nên tuyệt đối không sử dụng thuốc trung hòa acid dịch vị có chứa gốc bicarbonate.
- Người bị suy thận: không sử dụng loại chứa Nhôm hydroxyd.
- Sử dụng trong thời gian dài có thể gây phản ứng ngược, khiến dạ dày tiết nhiều aicd hơn bình thường, làm thay đổi môi trường pH dạ dày kéo theo các biến chứng nhiễm khuẩn, nhiễm nấm…
2. Thuốc ức chế tiết acid dạ dày:
Gồm 2 nhóm: nhóm ức chế bơm proton – PPI (Omeprazole…), nhóm thuốc kháng H2 (cimetidine…)
Theo thống kê, đây là nhóm thuốc được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, theo cơ chế là ức chế tế bào thành dạ dày tiết ra acid, từ đó ngăn cản lượng dư acid tấn công vào các ổ viêm loét, hỗ trợ chữa lành các tổn thương trên niêm mạc dạ dày.
Thuốc Tây điều trị Viêm loét dạ dày tá tràng mang đến nhiều tác dụng phụ.
Một số lưu ý khi sử dụng nhóm thuốc này:
- Hoạt chất dễ bị mất tác dụng bởi acid dịch vị, do đó các biệt dược trên thị trường, nếu được bào chế dạng thuốc viên bao tan trong ruột thì nên uống cả viên, không được bẻ đôi viên thuốc.
- Thời gian uống các loại thuốc này là 30-60 phút trước bữa ăn.
3. Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
Tác dụng tạo màng bọc giúp tạo vỏ bọc quanh ổ loét để bảo vệ niêm mạc dạ dày: Các thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày có tác dụng làm tăng tiết nhầy bảo vệ dạ dày, hoặc che phủ giúp bảo vệ vùng tổn thương khỏi sự tấn công của acid dạ dày. Một số loại hay được dùng có thể kể tới như rebamipide, sucralfate, bismuth.
Vì có tác dụng che phủ niêm mạc đường tiêu hóa nên gây cản trở hấp thu các dược chất khác, nên nếu uống các thuốc khác thì nên uống cách 2 tiếng.
4. Thuốc kháng sinh
Tác dụng diệt vi khuẩn Hp: amoxicillin, clarithromycin, Metronidazole…
Trên thức tế, có tới 70% các ca bệnh dạ dày là có mặt vi khuẩn Hp, do đó nhóm thuốc kháng sinh này được sử dụng phổ biến không kém gì các nhóm thuốc khác. Hiện nay việc sử dụng tràn lan các loại thuốc kháng sinh, không đúng liều lượng… đã gây tình trạng kháng kháng sinh và giảm tỉ lệ điều trị thành công.
5. Thuốc an thần
Thuốc an thần vẫn thường xuất hiện trong một số đơn thuốc điều trị dạ dày bởi có liên quan giữa yếu tố thần kinh và bệnh lý dạ dày. Với những bệnh nhân mắc viêm loét dạ dày và có lo âu, stress thì rất khó điều trị hiệu quả, nên cần thiết phải dùng tới thuốc an thần.
Các thuốc khác: Khi viêm loét dạ dày có thêm các triệu chứng khác như đầy hơi, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn thì cần dùng thêm các thuốc điều trị triệu chứng khác như: thuốc chống nôn, chống đầy hơi (simethicon), điều hòa nhu động ruột (domperidon), giảm đau giảm co thắt (papaverin)
Thông qua bài viết Viêm loét dạ dày tá tràng – Những điều cần biết P4 hy vọng giúp bạn đọc có thêm thông tin về cách chẩn đoán cũng như các loại thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Nếu còn những thắc mắc muốn được các chuyên gia tư vấn trực tiếp liên hệ 0914 674 022 chúng tôi để được giải đáp!
Có Thể Bạn Quan Tâm: Bệnh lý trào ngược dạ dày, Đau thượng vị là dấu hiệu của bệnh gì, viêm loét dạ dày cấp, nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, điều trị viêm loét dạ dày bao lâu