Viêm loét dạ dày tá tràng – Những điều cần biết P1

Viêm loét dạ dày – tá tràng là bệnh lý tiêu hóa thường gặp. Khi mới phát hiện, bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp khi được chẩn đoán là đã sang giai đoạn mạn tính và điều trị khó khăn, tái phát lại nhiều lần và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Muốn biết  viêm loét dạ dày tá tràng là gì?  Yếu tố nguy cơ của viêm loét dạ dày – tá tràng? Cùng tìm hiểu qua bài viết Viêm loét dạ dày tá tràng – Những điều cần biết P1 này nhé!

Viêm loét dạ dày- tá tràng là bệnh gì?

Viêm loét dạ dày-tá tràng bệnh lý xuất hiện những tổn thương viêm và loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non). Những tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc (màng lót bên trong cùng) của dạ dày hay tá tràng bị bào mòn và các lớp bên dưới thành dạ dày hay thành ruột sẽ bị lộ ra.

Bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng khá phổ biến ở nước ta

  • Theo số liệu thống kê, trên thế giới, tỉ lệ người mắc viêm loét dạ dày là 11,5 – 15/ 1000 người dân (~1,5%).
  • Ở các nước đang phát triển, tỉ lệ người mắc bệnh ước tính khoảng 10%, mỗi năm tăng 0.2%.
  • Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê, viêm loét dạ dày chiếm khoảng 26% và đứng đầu trong các bệnh lý đường tiêu hóa đồng thời có chiều hướng gia tăng.
  • Theo Hội Khoa học Tiêu hóa Việt Nam, 70% người Việt Nam có nguy cơ đau dạ dày.

Viêm loét dạ dày tá tràng – Những điều cần biết P1 vừa giúp bạn đọc tìm hiểu khái niệm viêm loét dạ dày tá tràng là gì, tiếp theo chúng ta cùng tìm hiểu kĩ hơn về những nguy cơ gây bệnh!

  1. Yếu tố nguy cơ của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng

Dưới đây là các yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

  • Hút thuốc lá, rượu bia, đồ uống có cồn: Các nghiên cứu đã chỉ ra, trong khói thuốc lá có chứa hơn 200 các chất gây hại cho sức khỏe con người, đặc biệt là nicotine. Nicotine trong thuốc lá kích thích cơ thể tiết ra nhiều cortisol, một tác nhân chính làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.

Rượu bia là một trong những nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng

  • Tiền sử gia đình, yếu tố di truyền: Viêm loét dạ dày tá tràng có tính di truyền, tần suất cao ở một số gia đình.
  • Yếu tố tâm lý, căng thẳng thần kinh: Người hay bị lo lắng, căng thẳng có nguy cơ bị viêm loét dạ dày tá tràng cao hơn, bởi căng thẳng kéo dài gây tăng tiết acid trong dạ dày.
  • Thói quen ăn uống thiếu khoa học, sinh hoạt không điều độ: Bỏ bữa ăn sáng, ăn không đúng giờ giấc thậm chí thức khuya, lười vận động chính là những nguyên nhân thúc đẩy viêm loét dạ dày tiến triển và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng, chua… cũng là yếu tố nguy cơ gây bệnh.
  • Lạm dụng các thuốc Nsaids và các corticoid.
  • Bệnh lý: u tụy, u tiết gastrin, basedow, xơ gan, cường vỏ thượng thận…

Chính vì vậy, đối với những người thuộc nhóm nguy cơ của bệnh thì cần chú ý hơn nữa trong chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt làm việc điều độ, tránh căng thẳng, hạn chế lạm dụng các thuốc tây có hại cho dạ dày để bảo vệ chính dạ dày của bạn và phòng ngừa các bệnh lý dạ dày như: viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, bệnh dạ dày có vi khuẩn Hp…

Bài viết Viêm loét dạ dày tá tràng – Những điều cần biết P1 vừa giúp bạn đọc tìm hiểu những thông tin cơ bản về viêm loét dạ dày là gì, yếu tố nguy cơ gây bệnh. Muốn biết rõ hơn về cơ chế cũng như nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng cùng đón đọc Viêm loét dạ dày tá tràng – Những điều cần biết P2 nhé!

 

Có Thể Bạn Quan Tâm: Bệnh lý trào ngược dạ dàyĐau thượng vị là dấu hiệu của bệnh gìviêm loét dạ dày cấpnguyên nhân gây viêm loét dạ dàyđiều trị viêm loét dạ dày bao lâu