Viêm loét dạ dày tá tràng – Những điều cần biết P3

Viêm loét dạ dày – tá tràng là bệnh lý tiêu hóa thường gặp. Khi mới phát hiện, bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp khi được chẩn đoán là đã sang giai đoạn mạn tính và điều trị khó khăn, tái phát lại nhiều lần và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Sau đây là những thông tin đầy đủ nhất về triệu chứng và biến chứng của viêm loét dạ dày – tá tràng, cùng tìm hiểu trong Viêm loét dạ dày tá tràng – Những điều cần biết P3 này nhé!

Triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng

Đau vùng thượng vị – vùng trên rốn

Đau vùng thượng vị là dấu hiệu điển hình của bệnh viêm loét dạ dày, tùy thuộc vào từng bệnh nhân. 1/3 số bệnh nhân có cơn đau điển hình, 2/3 có cơn đau không điển hình. Nếu loét ở vị trí tá tràng thì cơn đau thường xuất hiện vào lúc đói hoặc thời điểm sau ăn 2- 3 tiếng, thậm chí là đau lúc nửa đêm, đau có thể lan ra sau lưng.

Đau bụng âm ỉ, đau tức hay quặn từng cơn là triệu chứng của viêm loét dạ dày

Cơn đau âm ỉ, đau tức hoặc quặn từng cơn. Những đợt đau lúc đầu thường mờ nhạt nên người bệnh dễ bỏ qua, về sau cơn đau xuất hiện vài ngày hoặc vài tuần rồi giảm hoặc hết sau khi dùng thuốc.

Đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn

Bên cạnh đau thượng vị, khó tiêu, đầy bụng, buồn nôn, nôn cũng là triệu chứng thường gặp của viêm loét dạ dày tá tràng. Đây là hậu quả của viện dạ dày bị tổn thương, giảm khả năng tiêu hóa của dạ dày.

Mất ngủ

Đau bụng, đầy hơi, nặng bụng hay cảm giác khó tiêu khiến giấc ngủ bị gián đoạn hoặc mất ngủ, nhất là lúc nửa đêm về sáng khi bụng đói.

Rối loạn tiêu hóa

Táo bón hoặc tiêu chảy, mệt mỏi, sút cân.

Ngoài những triệu chứng nêu trên bạn đọc cùng chúng tôi tìm hiểu Viêm loét dạ dày tá tràng – Những điều cần biết P3 qua những biến chứng dưới đây!

Biến chứng của viêm loét dạ dày tá tràng

Hẹp môn vị dạ dày

Môn vị là đoạn nối giữa dạ dày và tá tràng, có tác dụng tống thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng. Khi môn vị bị hẹp gây đình trệ tình trạng lưu thông thức ăn và dịch dạ dày xuống tá tràng.

Biến chứng đầu tiên của viêm loét dạ dày là hẹp môn vị dạ dày

Đây là biến chứng thường gặp ở những người bị viêm loét dạ dày. Biểu hiện cụ thể:

  • Đau bụng dữ dội, liên tục và kéo dài, cơn đau dồn dập.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Tiêu chảy.
  • Mệt mỏi, toát mồ hôi, lờ đờ.

Hẹp môn vị tiến triển qua 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Môn vị chưa bị hẹp nhiều, tình trạng lưu thông thức ăn mới bị cản trở. Triệu chứng sớm là đau nhẹ vùng bụng trên rốn, đau tăng lên sau khi ăn, và buồn nôn ngay sau khi ăn, nôn ra thức ăn mới (vừa ăn) và khi nôn ra được thì đỡ đau.
  • Giai đoạn 2: Ngưng trệ hoàn toàn sự lưu thông qua môn vị, biểu hiện nặng nền hơn: đau bụng liên tục, chướng bụng, nôn ra thức ăn ngày hôm trước kèm màu xanh đen các chất ứ đọng.

Thủng dạ dày

Thủng dạ dày là biến chứng nguy hiểm khi viêm loét dạ dày không được điều trị dứt điểm. Biểu hiện là nững cơn đau vùng thượng vị dữ dội, cảm giác như dao đâm vào bụng, không thể giảm đau được bằng mọi cách. Thở mạnh cũng gây đau, bụng bị gồng cứng. Sau đó, cơn đau lan từ vùng thượng vị ra khắp ổ bụng, lên ngực, vai và lan sang lưng.

Rất nhanh sau đó là tình trạng mệt mỏi, lạnh chân tay, tụt huyết áp, không còn sức lực.

Khi có những biểu hiện trên, thì đến 90% là dấu hiệu của thủng dạ dày, nên đi khám ngay để tránh nguy hiểm đến tính mạng.

Xuất huyết tiêu hóa

Xuất huyết dạ dày là biến chứng cấp tính cực kỳ nguy hiểm của các tổn thương loét dạ dày cấp hoặc mạn tính. Đây là tình trạng chảy máu trong ống tiêu hóa (từ thực quản tới hậu môn). Triệu chứng điển hình là nôn ra máu và đi ngoài ra máu. Máu này có thể màu đỏ tươi hoặc thâm đen. Kèm theo biểu hiện đau vùng thượng vị dữ đội và cần được cấp cứu ngay.

Một trong những biến chứng nguy hiểm của viêm loét dạ dày là xuất huyết tiêu hóa

Biến chứng thường xảy ra do stress quá độ, uống nhiều rượu, lạm dụng thuốc giảm đau chống viêm hoặc do ăn uống vô độ không khoa học làm cho các ổ loét bị kích thích, cọ xát dẫn đến xung huyết – xuất huyết.

Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là loại ung thư thường gặp hàng đầu trong ung thư tiêu hóa, và chỉ sau ung thư phổi ở nam giới và ung thư vú ở nữ giới. Xuất phát từ viêm loét dạ dày ban đầu chỉ là lành tính, nhưng khi biến chứng sang ung thư dạ dày thì cực kỳ nguy hiểm.

Viêm loét dạ dày không được chữa trị dứt điểm, tái phát nhiều lần thì khả năng mắc ung thư dạ dày càng cao với những biểu hiện như: Chán ăn, ăn không ngon, đại tiện hoặc nôn ra máu, đau dạ dày dai dẳng, sụt cân bất thường, chướng bụng, khó tiêu, ợ nóng…

Đặc biệt, với những người viêm loét dạ dày và có nhiễm vi khuẩn Hp (1 trong những tác nhân gây ung thư dạ dày) thì cần điều trị dứt điểm, nhanh các ổ loét và diệt trừ vi khuẩn Hp để phòng ngừa biến chứng ung thư dạ dày.

Thông qua bài viết Viêm loét dạ dày tá tràng – Những điều cần biết P3 bạn đọc đã phần nào hiểu thêm được những triệu chứng và biến chứng của viêm loét dạ dày tá tràng. Muốn biết thêm về các phương pháp chẩn đoán và thuốc điều trị bệnh đừng quên đón đọc Viêm loét dạ dày tá tràng – Những điều cần biết P4 nhé!

 

Có Thể Bạn Quan Tâm: Bệnh lý trào ngược dạ dàyĐau thượng vị là dấu hiệu của bệnh gìviêm loét dạ dày cấpnguyên nhân gây viêm loét dạ dàyđiều trị viêm loét dạ dày bao lâu