Viêm loét dạ dày khi mang thai nên xử lý thế nào?

Có khoảng 70% phụ nữ bị đau dạ dày khi mang thai. Các triệu chứng đau dạ dày gây ra không ít khó chịu cho bà bầu. Vậy nếu bạn cũng gặp trường hợp viêm loét dạ dày khi mang thai thì nên xử lý thế nào để không gây ảnh hưởng cho bé? 

Viêm loét dạ dày khi mang thai nên xử lý thế nào?

Đau dạ dày khi mang thai 

Đau dạ dày khi mang thai là do đâu?

Thay đổi nội tiết tố làm giãn cơ vòng thực quản dưới

Khi mang thai, hàm lượng các hormone nội tiết bao gồm Estrogen, Progesterone, HCG HPL tăng lên nhiều lần. Chúng làm thay đổi mọi vấn đề sinh lý và sức khỏe của phụ nữ. Chính vì thế đây cũng là nguyên nhân gây đau dạ dày trong thai kì.

Cụ thể là, các hormone sẽ kích thích cơ vòng thực quản dưới giãn ra làm cho thức ăn sau khi vào dạ dày dễ dàng bị trào ngược trở lại thực quản gây ợ chua, ợ nóng và buồn nôn. Axit cũng theo thức ăn trôi lên thực quản kích thích niêm mạc dạ dày gây đau.

Tử cung mở rộng chèn ép dạ dày

Kích thước của thai nhi lớn dần sẽ làm cho tử cung nở rộng và chèn ép vào dạ dày cùng với ruột. Thức ăn sau khi trôi xuống dạ dày bị ứ đọng, khó tiêu hóa và tác động nghiêm trọng tới niêm mạc dạ dày.

Các nguyên nhân khác

Một vài yếu tố khác được cho là có liên quan đến tình trạng đau dạ dày ở phụ nữ mang thai bao gồm:

  • Stress, căng thẳng quá độ
  • Thói quen ăn nhiều đồ chua, cay
  • Thói quen ăn khuya rồi đi ngủ luôn
  • Bà bầu bị nhiễm vi khuẩn HP
  • Phụ nữ từng bị đau dạ dày trước khi mang thai

Xác định triệu chứng đau dạ dày khi mang thai

Những triệu chứng của đau dạ dày dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng ốm nghén. Các dấu hiệu sau đây sẽ giúp thai phụ xác định rõ hơn liệu mình có phải bị đau dạ dày hay không:

Buồn nôn, ợ chua, ợ nóng

Buồn nôn, nôn, ợ chua …là những triệu chứng của đau dạ dày khi mang thai

Buồn nôn là dấu hiệu đặc trưng khi ốm nghén.Triệu chứng này thường xuất hiện trong 3 tháng đầu của thai kì nên khiến nhiều bà bầu cho là điều bình thường. Tuy vậy, buồn nôn cũng là một dấu hiệu đặc trưng của bệnh dạ dày do trào ngược thực quản gây ra.

Nóng rát dạ dày

Thông thường, bà bầu bị đau dạ dày sẽ xuất hiện tình trạng đầy hơi và có cảm giác nóng rát ở dạ dày trong khoảng tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 của thai kì.

Đau dạ dày

Từ tuần thứ 7 và thứ 8, dạ dày bắt đầu cảm thấy khó chịu hơn. Những cơn đau thường biểu hiện ngay ở vùng bị hõm dưới xương ức và trên rốn (hay còn gọi là vùng thượng vị). Bà bầu sẽ cảm thấy đau quặn nhất là khi đói bụng hoặc sau khi ăn no. Ngoài ra, cơn đau nằm ở phía trên bên trái rốn cũng được cho là dấu hiệu của đau dạ dày.

Phân có lẫn máu

Trong trường hợp chảy máu dạ dày thì đi đại tiện sẽ thấy phân có lẫn máu hoặc phân màu đen. Triệu chứng này ít khi xuất hiện, nhưng nếu thấy dấu hiệu như vậy thì mẹ bầu cần tới bệnh viên ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Chướng bụng

Bị viêm loét dạ dày khi mang thai làm ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa thức ăn. Thức ăn tiêu hóa chậm sẽ tồn đọng lâu ngày từ đó gây ra tình trạng khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi.

Chán ăn

Người bị đau dạ dày thường bị thay đổi khẩu vị nên dẫn tới chán ăn, ăn không ngon miệng. Tình trạng này kéo dài khiến thể trạng suy nhược, mệt mỏi, thai nhi nhẹ cân.

Viêm loét dạ dày khi mang thai nên xử lý thế nào?

Cần đi khám nếu có hiện tượng đau dạ dày khi mang thai

Đau dạ dày khi mang thai có nguy hiểm không?

Như đã nói ở trên, có khoảng 70% phụ nữ bị viêm loét dạ dày khi mang thai. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp chỉ là triệu chứng đau cấp tính trong thời gian ngắn.

Trên thực thế, tình trạng đau dạ dày ở phụ nữ mang thai ít khi gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai nhi. Nhưng về lâu dài, nếu như không điều chỉnh thói quen ăn uống và có biện pháp can thiệp kịp thời thì các triệu chứng rối loạn đường tiêu hóa sẽ ngày càng trầm trọng hơn cản trở sự hấp thu dinh dưỡng cho thai nhi, khiến thai nhi chậm phát triển, nhẹ cân ngay khi còn trong bụng mẹ.

Với những trường hợp bị đau dạ dày nghiêm trọng gây ra tiêu chảy thời gian dài, nếu không bổ sung điện giải kịp thời sẽ dễ gây tình trạng mất nước, mất cân bằng axit -bazo, nhiễm toan (tăng cao nồng độ axit trong máu hay các mô khác của cơ thể).

Những cơn đau dạ dày hành hạ thường xuyên cũng tác động phần nào tới tâm lý của mẹ bầu, đây cũng là điều không tốt cho thai nhi. Nó sẽ phần nào ảnh hưởng tới sự phát triển cảm xúc và hành vi của trẻ sau này. Xa hơn nữa, tâm lý bất ổn trong thai kỳ cũng có liên quan tới những bệnh như cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường ở trẻ nhỏ.

Đau dạ dày khi mang thai nên xử lý thế nào?

Có nên uống thuốc chữa đau dạ dày khi mang thai?

Viêm loét dạ dày khi mang thai khi mang thai là một tình trạng tạm thời. Đến cuối tháng thứ 4 các triệu chứng này sẽ gần như biến mất hoàn toàn hoặc giảm đi nhiều.

Khi nhận thấy bản thân có dấu hiệu đau dạ dày, các mẹ nên đi khám để lắng nghe những tư vấn cụ thể của bác sĩ. Thông thường, quá trình điều trị (nếu có) sẽ được lui tới sau thời điểm sinh con.

Về cơ bản, phụ nữ mang thai không nên sử dụng các loại thuốc kháng sinh giảm đau nhằm tránh nguy cơ gây dị tật cho trẻ sơ sinh. Điều này đặc biệt quan trọng trong 3 tháng đầu tiên của thai kì.

Tuy nhiên, với nhóm thuốc kháng axit có chứa Magie, Canxi hoặc Nhôm thì có thể được sử dụng để giảm viêm loét dạ dày khi mang thai tạm thời trong trường hợp thực sự cần thiết.

Thuốc thuộc nhóm kháng axit có tác dụng hạn chế tiết axit trong dich vị giúp bảo vệ niêm mạc thực quản, dạ dày. Chất đệm kháng axit tác dụng nhanh, kéo dài đưa dịch tiết dạ dày trở về nồng độ axit sinh lý. Các tính chất này giúp làm giảm cơn đau dạ dày.

Thuốc kháng axit nên sử dụng trước khi đi ngủ, nhưng cần kê đơn của bác sĩ.

Lưu ý: Phụ nữ mang thai không nên uống thuốc kháng axit có chứa bicarbonate vì chúng có thể gây ra nhiễm kiềm chuyển hóa ở cả bà bầu và thai nhi.

Áp dụng những mẹo giảm đau dạ dày an toàn

Thay đổi tư thế nằm ngủ:

Viêm loét dạ dày khi mang thai nên xử lý thế nào? 2

Nằm nghiêng sẽ giúp bà bầu thoải mái hơn

Nằm nghiêng về bên trái có thể giúp bà bầu tránh được tình trạng đau dạ dày vào ban đêm. Ở tư thế này, axit trong dạ dày sẽ không bị trào ngược lên thực quản kích thích viêm loét do đó mẹ bầu sẽ tránh được cơn đau.

Vậy tư thế đúng để tránh đau dạ dày khi mang thai là nằm nghiêng về bên trái, kê cao đầu khoảng 15cm. Ngoài ra, mẹ bầu có thể dùng thêm gối dài kê chân để thoải mái hơn trong khi ngủ.

Nằm nghiêng bên trái còn giảm tránh được hiện tượng tụt huyết áp và tắc nghẽn tuần hoàn máu, gây nguy hiểm cho thai nhi.

Bấm huyệt Nội quan

Không nên tự ý dùng thuốc chữa đau dạ dày khi mang thai

Huyệt Nội Quan nằm phía trong cổ tay. Xác định vị trí bằng cách đặt 3 ngón tay (ngón trỏ, ngón giữa, ngón áp út) khép chặt lại rồi đặt từ đường chỉ cổ tay lên phía trên cánh tay. Huyệt nằm ở đường ngang của ngón tay trỏ (cụ thể như hình mô tả ở trên) giữa khe gân cơ gan tay lớn và bé.

Hướng dẫn:

Sử dụng ngón tay cái để ấn một lực vừa phải vào vị trí huyệt Nội quan ở tay trái, giữ nguyên như thế khoảng 4 -5 phút cho đến khi cảm thấy cảm giác nóng lan tỏa khắp người, tay tê ngứa thì dừng lại.

Làm tương tự với tay phải. Nên thực hiện trước khi đi ngủ mỗi ngày, cơn đau dạ dày sẽ giảm nhanh chóng.

➤ Ngoài ra, mẹ bầu có thể áp dụng thêm cách bấm huyệt Túc tam lý và huyệt Thái xung để giảm đau dạ dày, xem chi tiết Hướng dẫn cách bấm huyệt trị đau dạ dày.

Thay đổi chế độ sinh hoạt phù hợp

Thói quen ăn uống có tác động trực tiếp tới những triệu chứng của bệnh đau dạ dày, vì thế mẹ bầu cần chú ý những điều sau đây:

  • Không nên ăn thực phẩm quá mặn, nhiều dầu mỡ, thức ăn khó tiêu, hoặc đồ chua cay
  • Tránh xa rượu bia, cà phê và các loại nước ngọt có ga
  • Nên ăn nhiều trái cây, rau củ tươi để bổ sung vitamin và các nguồn dinh dưỡng có lợi cho mẹ và bé
  • Nên ăn những thức ăn mềm dễ tiêu hóa
  • Nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để tránh cho dạ dày phải làm việc quá sức
  • Không ăn khuya, không nên ăn trong vòng 3h trước khi đi ngủ
  • Không nằm ngủ ngay sau khi ăn xong, nên ngồi nghiêng nhẹ nhàng hoặc đứng dậy
  • Ngồi thẳng trong khi ăn, tránh cúi thấp hoặc gập người

Tập thể dục: mẹ bầu nên tập những động tác nhẹ nhàng để giúp cơ thể dẻo dai, tăng cường tuần hoàn máu đồng thời thúc đẩy hệ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Mẹ nên chọn những bài tập yoga nhẹ nhàng hoặc đi bộ chậm 15 phút mỗi ngày.

Nói tóm lại việc viêm loét dạ dày khi mang thai nên xử lý thế nào?. Câu trả lời đã có đầy đủ trong bài viết. Phụ nữ mang thai có thể trải qua sự thay đổi tâm trạng do ảnh hưởng của đau dạ dày. Nhưng là một người mẹ, điều quan trọng là duy trì tâm trạng vui vẻ mỗi ngày, bởi vì em bé sẽ cảm nhận và có thể bị ảnh hưởng bởi những cảm xúc tiêu cực ấy sau này.

 

Các Bạn Có Thể Quan Tâm: tác dụng của nghệ nanotrào nguoc da day thuc quantrào ngược dạ dày ăn gìbệnh lý trào ngược dạ dày ở trẻcách xử lý trào ngược dạ dày