Vi khuẩn HP – đường lây và cách phòng ngừa

Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý về dạ dày. Đặc biệt, nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra mối liên quan chặt chẽ giữa việc nhiễm vi khuẩn HP và nguy cơ ung thư dạ dày. Do đó, các kiến thức về vi khuẩn HP – đường lây và cách phòng ngừa sẽ là điều mà ai cũng cần biết.

Vi khuẩn HP là gì?

Vi khuẩn Helicobacter pylori (gọi tắt là Hp) là một trong những loại vi khuẩn gây bệnh phổ biến nhất hiện nay. Vi khuẩn này gây bệnh ở niêm mạc dạ dày. Chúng tiết ra các men và độc tố làm tổn thương vùng niêm mạc dạ dày và tá tràng, gây viêm loét dạ dày tá tràng cấp tính và mạn tính.

Vi khuẩn HP lây qua nhiều đường khác nhau

Nhiễm Hp có thể dẫn tới viêm dạ dày mạn tính tiến triển và là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày, tá tràng và ung thư dạ dày. Nhiễm Hp còn liên quan đến các bệnh như thiếu máu thiếu sắt, xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, dị ứng…

Con đường lây nhiễm của vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP rất dễ lây nhiễm thông qua một trong 3 con đường sau:

  • Đường miệng – miệng: Vi khuẩn HP lây từ người sang người thông qua các hành vi tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người bệnh như dùng chung bát đũa, hôn, người lớn nhai và mớm cơm cho trẻ.
  • Đường dạ dày – miệng: Vi khuẩn HP có trong dịch dạ dày nên có thể lây từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác nếu sử dụng chung các ống nội soi không được khử trùng sạch.
  • Đường phân – miệng: Vi khuẩn HP có trong phân của người bệnh. Vì thế, chúng có thể lây lan nếu chúng ta không vệ sinh tay sạch sẽ sau khi đi tiêu và trước khi ăn hoặc lây truyền qua trung gian như ruồi, gián… khi thức ăn không đậy kín.

Tác hại của vi khuẩn HP

Vi khuẩn HP tồn tại rất lâu trong dạ dày người bệnh. Chúng hiếm khi gây ra các biểu hiện cấp tính. Thông thường, vi khuẩn HP phối hợp với các tác nhân có hại khác như căng thẳng, rượu bia sẽ gây ra các bệnh về dạ dày. Mặc dù thường không đơn độc gây bệnh nhưng cần đặc biệt lưu ý đến loại vi khuẩn này vì tỷ lệ nhiễm HP ở Việt Nam lên tới con số 70%, vi khuẩn này lại rất dễ lây nhiễm từ người này sang người khác, do đó nguy cơ mắc bệnh dạ dày tại nước ta vì thế cũng rất cao (xấp xỉ 70%).

Vi khuẩn HP – đường lây và cách phòng ngừa

Vi khuẩn này sản sinh ra men catalase khiến cho niêm mạc dạ dày bị phá hủy từ từ. Lâu dài, vi khuẩn HP có thể gây ung thư dạ dày. Đây chính là mối nguy hiểm lớn nhất mà vi khuẩn này gây ra.

Vi khuẩn HP đã rõ con đường lây nhiễm, vậy cách phòng ngửa nhiễm HP thế nào?

Để phòng lây nhiễm HP, người bệnh và những người xung quanh cần tuân thủ thực hiện các biện pháp sau:

  • Phát hiện sớm tình trạng nhiễm vi khuẩn HP và điều trị triệt để.
  • Không dùng chung các vật dụng cá nhân cũng như bát, đũa… với người bị bệnh
  • Diệt trừ ruồi, muỗi, gián… Đậy kỹ thức ăn để tránh côn trùng bâu vào.
  • Không nhai, mớm cơm cho trẻ để tránh lây HP từ người lớn sang trẻ em
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không ăn uống tại các hàng quán không sạch sẽ.

Trên đây là những thông tin về Vi khuẩn HP – đường lây và cách phòng ngừa, qua đó chuyên gia Curmin 22+ hy vọng sẽ giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức và hiểu biết về loại vi khuẩn đường tiêu hóa này. Nếu có bất kì thắc mắc nào muốn được chuyên gia giải đáp, liên hệ ngay số Hotline 0914 674 022 – 0914 307 022để chuyên gia tư vấn!

 

Các Bạn Có Thể Quan Tâm: tác dụng của nghệ nanotrào nguoc da day thuc quantrào ngược dạ dày ăn gìbệnh lý trào ngược dạ dày ở trẻcách xử lý trào ngược dạ dày