Viêm loét dạ dày tá tràng – Những điều cần biết P5

Viêm loét dạ dày – tá tràng là bệnh lý tiêu hóa thường gặp. Khi mới phát hiện, bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp khi được chẩn đoán là đã sang giai đoạn mạn tính và điều trị khó khăn, tái phát lại nhiều lần và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu về Viêm loét dạ dày tá tràng – Những điều cần biết P5 để có những thông tin đầy đủ nhất về nguyên tắc dinh dưỡng của viêm loét dạ dày – tá tràng:

Nguyên tắc trong chế độ dinh dưỡng cho người viêm loét dạ dày

Trong dinh dưỡng bình thường thì khối lượng thức ăn, sự nhai nghiền thức ăn thành mảnh bé trước khi nuốt vào dạ dày là rất quan trọng cho quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn ở ruột non. Muốn tiêu hóa, hấp thu thức ăn có hiệu quả cần lưu ý:

  1. Nấu chín, ninh nhừ thức ăn, không nên dùng thực phẩm ăn sống.
  2. Nhai kỹ, ăn chậm.
  3. Không ăn quá no một lúc mà chia thành nhiều bữa (4-5 bữa), ăn nhiều bữa để thường xuyên có tác dụng trung hòa acid, mỗi bữa nên ăn nhẹ để khỏi gây căng dạ dày vì căng dạ dày dễ kích thích tiết nhiều acid.

Viêm loét dạ dày tá tràng nên tránh các loại hoa quả chứa nhiều axit

  1. Không nên ăn quá nhiều canh dùng với bữa cơm.
  2. Ăn xong không nên lao động nặng, chạy nhảy ngay.
  3. Các loại thực phẩm khi nấu nên thái nhỏ, nghiền nát, xay sẽ làm giảm được kích thích bài tiết dịch vị và vận chuyển thức ăn qua dạ dày nhanh chóng.
  4. Nhiệt độ thức ăn cũng ảnh hưởng đến kích thích dạ dày, ví dụ như thức ăn lạnh quá làm co bóp mạnh cơ dạ dày, thức ăn nóng quá lại làm cho niêm mạc xung huyết và co bóp mạnh hơn. Do vậy nhiệt độ thích hợp để thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thu là 40-500C.
  5. Nồng độ thức ăn cũng ảnh hưởng tới tiêu hóa: Nếu như thức ăn đặc quá thì các men tiêu hóa không thấm vào thức ăn hoặc thức ăn quá lỏng thì men tiêu hóa bị pha loãng và sự tiêu hóa sẽ kém đi, do vậy thức ăn sẽ được tiêu hóa tốt nhất khi trong bữa ăn chỉ uống 100 – 200ml nước. Nếu trường hợp tiêu chảy, mồ hôi nhiều thì có thể uống nhiều hơn nhưng uống ngoài bữa ăn.

Thực phẩm nên dùng

  1. Sữa, trứng có tác dụng đệm trung hòa acid trong dạ dày: Sữa bò, sữa hộp, bơ, pho mát.
  2. Thực phẩm giàu đạm (thịt, cá nạc nên chế biến luộc, hấp, om thì dễ hấp thu).

Viêm loét dạ dày tá tràng – Những điều cần biết P5 cho rằng Súp lơ xanh là một trong những loại thức phẩm tốt cho người viêm loét dạ dày

  1. Rau củ dùng rau non luộc hoặc nấu dạng súp, các loại rau củ phải ăn chín.
  2. Thực phẩm ít mùi vị như tinh bột (cơm nát, cơm nếp nát, bánh mỳ, các loại khoai củ, cháo).
  3. Dầu ăn sống có tác dụng làm giảm bài tiết dịch vị (với số lượng ít).

Thực phẩm không nên dùng

  1. Những thức ăn nhiều mùi vị, chất thơm như thịt quay, rán, nướng, thịt ướp muối, cá ướp muối và những thức ăn xào rán nhiều dầu mỡ.
  2. Các loại thịt nguội chế biến sẵn: Dăm bông, lạp xường, xúc xích và các loại nước sốt, nước thịt cá đậm đặc.
  3. Sữa chua.
  4. Những thức ăn cứng, dai gây cọ sát niêm mạc dạ dày như: Thịt nhiều gân, sụn, rau có nhiều xơ già, quả sống…
  5. Gia vị, dấm tỏi, tiêu ớt, dưa cà, hành muối.
  6. Quả chua, đu đủ chín, chuối tiêu, táo.
  7. Chè, cà phê đặc, bỏ hẳn rượu, thuốc lá.

Bài viết Viêm loét dạ dày tá tràng – Những điều cần biết P5 đã giúp bạn đọc phần nào biết được những nguyên tắc trong chế độ dinh dưỡng, việc cần thiết nên sử dụng những thức phẩm nào là tốt cho bệnh và cho sức khỏe. Nếu tình trạng chưa cải thiện hãy liên hệ bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời! Liên hệ hotline 0914 674 022  nếu có bất kì thắc mắc nào về các bệnh lý dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng!

 

Có Thể Bạn Quan Tâm: Bệnh lý trào ngược dạ dàyĐau thượng vị là dấu hiệu của bệnh gìviêm loét dạ dày cấpnguyên nhân gây viêm loét dạ dày, điều trị viêm loét dạ dày bao lâu