Viêm loét dạ dày tá tràng: Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý tiêu hóa thường xảy ra ở lớp niêm mạc của dạ dày và phần trên của ruột non với biến chứng nguy hiểm Ung thư Dạ dày. Vậy Viêm loét dạ dày tá tràng: Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của bệnh là gì? Cùng chuyên gia tìm hiểu và phân tích nhé! 

Làm sao biết mình bị Viêm loét dạ dày tá tràng?

Nguyên nhân phổ biến nhất cho bệnh viêm loét dạ dày là do nhiễm loại vi khuẩn có tên là Helicobacter pylori (H. pylori) và do tình trạng sử dụng aspirin hay các loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID) (Advil, Aleve…) trong thời gian quá lâu. Căng thẳng và đồ ăn cay không phải là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng. Tuy nhiên, có thể khiến cho các triệu chứng trở nên nặng hơn.

Ợ hơi, ợ chua…thường xuyên cũng là dấu hiệu cảnh báo viêm loét dạ dày tá tràng

Triệu chứng của bệnh như: đau bụng, đầy bụng, khó tiêu các loại đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, ợ nóng, buồn nôn. Trong đó, triệu chứng thường gặp nhất của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là đau bụng. Axit ở dạ dày thường khiến cho triệu chứng này nặng hơn giống như khi đói. Có thể làm giảm đau bằng cách ăn một số loại đồ ăn nhất định hoặc uống thuốc giúp làm giảm axit dạ dày, nhưng cơn đau vẫn có thể quay lại sau đó. Cơn đau thường đau hơn vào trong bữa ăn và ban đêm.

Gần ¾ số người bị viêm loét dạ dày không có các triệu chứng.

Một số dấu hiệu và triệu chứng khác của bệnh viêm loét dạ dày:

  • Buồn nôn, nôn ra máu
  • Xuất hiện máu trong phân
  • Khó thở
  • Sụt cân
  • Thay đổi vị giác

Nguyên nhân gây Viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng thường xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày hoặc tá trạng bị “tiêu hóa” bởi axit ở ống tiêu hóa gây loét và chảy máu.

Ống tiêu hóa thường được bao bọc bởi một lớp màng nhầy có tác dụng bảo vệ dạ dày và tá tràng khỏi các yếu tố tấn công. Nhưng nếu các yếu tố tấn công quá nhiều sẽ khiến cho lớp màng này bị mòn đi và dẫn đến tình trạng viêm loét.

Viêm loét lạ dày tá tràng biến chứng nguy hiểm dẫn đến Ung thư dạ dày

Những nguyên nhân thường gặp bao gồm:

Vi khuẩn: Vi khuẩn Helicobacter pylori thường sống trong lớp niêm mạc dạ dày và tá tràng. Loại vi khuẩn này có thể gây viêm lớp niêm mạc dạ dày và dẫn đến viêm loét dạ dày. Nguyên nhân cho sự xuất hiện của vi khuẩn H. pylori vẫn chưa được xác định rõ, nhưng loại vi khuẩn này có thể truyền từ người sang người nếu tiếp xúc quá thân mật như hôn hoặc truyền từ các loại thực phẩm vào người.

Sử dụng một số loại thuốc giảm đau nhất định như aspirin hay những loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID), ibuprofen (Advil, Motrin IB…), naproxen sodium (Aleve, Anaprox…), ketoprofen có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng. Lưu ý, không bao gồm acetaminophen (Tylenol).

Viêm loét dạ dày tá tràng thường xảy ra ở những người già có thói quen uống những loại thuốc trên thường xuyên hoặc những người uống các loại thuốc điều trị viêm xương khớp.

Những loại thuốc khác như steroid, các loại thuốc chống đông, aspirin liều thấp, các thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin (SSRI), alendronate (Fosamax) và risedronate (Actonel) có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc viêm loét dạ dày tá tràng.

Các yếu tố nguy cơ gây Viêm loét dạ dày tá tràng

Bên cạnh các loại thuốc NSAID, những nguyên nhân nhác có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm loét dạ dày tá tràng là:

Hút thuốc. Hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm loét dạ dày tá tràng ở những người nhiễm vi khuẩn H. pylori.

Uống đồ uống có cồn. Đồ uống có cồn có thể gây mòn lớp niêm mạc dạ dày và làm tăng lượng axit dạ dày tiết ra từ dạ dày.

Căng thẳng. Stress căng thẳng khiến bệnh viêm loét dạ dày nặng thêm

Ăn đồ ăn cay. Những người viêm loét dạ dày tá tràng không nên ăn đồ cay kẻo làm bệnh tái phát

Những yếu tố trên không phải là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày tá tràng nhưng có thể khiến cho các triệu chứng nặng và khó chữa hơn.

Đồ ăn cay nóng khiến bệnh viêm loét dạ dày thêm nặng

Biến chứng nguy hiểm của Viêm loét dạ dày tá tràng?

Nếu tình trạng này không được điều trị có thể dẫn đến:

Chảy máu dạ dày. Chảy máu dạ dày có thể gây thiếu máu có thể gây ra tình trạng nôn ra máu hoặc xuất hiện máu trong phân, có thể cải thiện tình trạng bằng cách truyền máu.

Nhiễm khuẩn. Viêm loét dạ dày tá tràng gây mòn lớp niêm mạc ở dạ dày và tá tràng khiến cho bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm khuẩn ổ bụng (viêm phúc mạc).

Tắc ruột. Viêm loét dạ dày tá tràng có thể gây tắc ruột gây cảm giác nhanh no, sụt cân do viêm và sưng.

Cách phòng chống bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Có thể phòng chống nguy cơ mắc viêm loét dạ dày tá tràng bằng cách chăm sóc tại nhà:

Tự bảo vệ bản thân khỏi các loại vi khuẩn. Tránh nhiễm những loại vi khuẩn như H. pylori bằng cách rửa tay bằng xà phòng và nước và chỉ ăn những loại thực phẩm được nấu chín kỹ.

Dùng các loại thuốc giảm đau theo đúng chỉ dẫn.

Không nên uống đồ uống có cồn chung với thuốc, do kết hợp 2 loại này với nhau có thể gây đau bụng.

Nên uống thêm các loại thuốc trung hòa axit, PPI, thuốc ức chế sự tiết axit khi uống các loại NSAID. Chất ức chế COX-2 (NSAID) thường ít gây viêm loét dạ dày tá tràng nhưng có thể làm tăng nguy cơ bị đau tim.

Tóm lại những thông tin về viêm loét dạ dày tá tràng: Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ đã giúp bạn đọc hiểu được phần nào về bệnh. Nếu có bất kì thắc mắc cần chuyên gia giải đáp liên hệ theo số Hotline 0914 674 022!

 

Có Thể Bạn Quan Tâm: Bệnh lý trào ngược dạ dàyĐau thượng vị là dấu hiệu của bệnh gìviêm loét dạ dày cấpnguyên nhân gây viêm loét dạ dày,