Viêm loét dạ dày là bệnh phổ biến hàng đầu trong các bệnh về đường tiêu hóa. Bệnh xuất hiện ở nhiều quốc gia và mọi lứa tuổi, vài năm trở lại đây bệnh có xu hướng ngày càng trẻ hóa, thậm chí là có thể gặp ở trẻ em. Vậy viêm loét dạ dày – tá tràng liệu có phải là một căn bệnh nguy hiểm? Cùng lắng nghe giải đáp trong bài viết sau đây.
Viêm loét dạ dày – tá tràng diễn ra thế nào?
Viêm loét dạ dày – tá tràng có xu hướng ngày càng trẻ hóa
Sau khi ăn, thức ăn được nghiền nát một phần bằng động tác nhai và được phân hủy một phần bằng các men trong nước bọt, nó sẽ được đưa xuống thực quản và dạ dày để tiếp tục “hành trình tiêu hóa”.
Trong khi co bóp, các tuyến nhỏ ở lớp lót dạ dày tiết ra các hóa chất tiêu hóa gồm các axit mạnh bào mòn thức ăn và các enzym phân giải dưỡng chất. Dưới tác động vật lý và hóa học này, sau vài giờ thức ăn trở thành chất nhão đặc sệt đã tiêu hóa một phần. Trong khoảng 2 – 4 tiếng đồng hồ sau, khi ở lại trong dạ dày chất nhão đã tiêu hóa một phần chảy đều đặn thành các dòng mảnh xuống ruột non.
Bình thường, sự tiêu hóa thức ăn diễn ra thông suốt, bắt đầu từ khoang miệng – dạ dày – ruột non và cuối cùng là chất bã được đưa xuống đại tràng, trực tràng.
? Khi cơ thể khỏe mạnh, lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày sẽ đủ sức chống chọi lại với các loại dịch và men tiêu hóa tiết ra trong dịch vị dạ dày.
? Ngược lại, khi niêm mạc dạ dày bị tác động, tấn công bởi các chất có hại thì lớp chất nhầy bảo vệ quanh niêm mạc dạ dày tá tràng sẽ ngày càng suy yếu. Axit sẽ bào mòn qua lớp niêm mạc trên cùng, ăn sâu vào các tổ chức cơ bên dưới gây ra các ổ loét ở nhiều vị trí khác nhau trong dạ dày và tá tràng thì được gọi là viêm loét dạ dày – tá tràng.
Những số liệu báo động về viêm loét dạ dày – tá tràng hiện nay
Viêm loét dạ dày – tá tràng là một căn bệnh rất phổ biến trong xã hội hiện đại đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển. Lứa tuổi thường gặp là từ 40 – 49 tuổi, bệnh gặp cả nam lẫn nữ. Tỷ lệ người bệnh ước tính khoảng 10% và tăng khoảng 0,2% hằng năm.
Trong đó, tỷ lệ viêm dạ dày mãn tính chiếm tới 50%, viêm dạ dày mãn tính do HP chiếm khoảng 95%. Ở Việt Nam, tỷ lệ viêm dạ dày mãn tính do nhiễm HP chiếm đến 94,8%.
Ở nước ta, theo điều tra trong những năm gần đây, bệnh chiếm khoảng 26% và thường đứng đầu trong các bệnh ở đường tiêu hóa và có chiều hướng ngày càng gia tăng.
Khi căn bệnh này trở thành mãn tính, nó sẽ gây ra những tác động trực tiếp và gián tiếp tới sức khỏe người bệnh, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cũng như gia đình.
Viêm loét dạ dày – tá tràng có phải là một bệnh nguy hiểm không?
Viêm loét dạ dày khiến cơ thể người bệnh suy nhược, gầy yếu chán ăn, mệt mỏi, ảnh hưởng tới tâm lý, công việc và sinh hoạt hằng ngày. Từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống.
Tuy viêm loét dạ dày – tá tràng tuy rất phổ biến nhưng nó hoàn toàn không phải là một bệnh lý nan y. Sự nguy hiểm ở đây không phải là do bệnh không chữa được hay tỉ lệ tử vong cao mà là bệnh có đặc tính rất dễ tái phát, dễ gây biến chứng. Bởi đa phần, tâm lý của nhiều người thường chủ quan trước những triệu chứng ban đầu của bệnh, họ thường cho rằng đó là những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa bình thường nên không để tâm và chữa trị đến nơi đến chốn. Theo năm tháng, bệnh chuyển qua giai đoạn mãn tính và gây ra nhiều biến chứng trầm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.
Không chỉ vậy, viêm loét dạ dày – tá tràng chủ yếu là do sự tấn công của vi khuẩn HP, vì vậy nó là một bệnh lý dễ lây nhiễm. Có nghĩa là, nếu trong gia đình có người bị bệnh này do vi khuẩn HP thì các thành viên khác trong gia đình cũng có thể dễ dàng bị mắc phải do vi khuẩn HP lây truyền qua thức ăn, việc dùng chung muỗng thìa, bát đĩa,…
Các biến chứng nghiêm trọng của viêm loét dạ dày – tá tràng
Xuất huyết tiêu hóa trên
Stress, căng thẳng chế độ ăn uống chưa phù hợp…dễ dẫn đến viêm loét dạ dày – tá tràng
Người bệnh bị viêm loét dạ dày – tá tràng nếu như không điều trị kịp thời, không quan tâm đến thói quen hằng ngày, stress quá độ, uống nhiều rượu, lạm dụng thuốc giảm đau chống viêm, ăn uống vô độ có thể làm cho các ổ loét bị kích thích, lâu ngày bệnh chuyển biến thành mãn tính.
Viêm loét dạ dày – tá tràng mãn tính kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng xuất huyết đường tiêu hóa, nếu vết loét ăn mòn vào trong niêm mạc và dưới niêm mạc sẽ gây xuất huyết ồ ạt, dẫn tới thiếu máu cấp tính.
Biểu hiện của xuất huyết tiêu hóa trên là cảm giác buồn nôn và nôn mửa thức ăn ra ngoài. Người bệnh có thể nôn ra máu nhưng trường hợp này rất hiếm khi xảy ra. Nếu như không nôn được ra thì một số trường hợp lại chảy máu ở đường đại tiện, dấu hiệu là phân đào thải ra ngoài có màu đen như bã cà phê hoặc nhựa đường, mùi rất khó chịu.
Có khoảng 15% bệnh nhân viêm loét dạ dày có biến chứng ngày. Nếu mất máu nặng, bệnh nhân có thể rơi vào tình trạng sốc, nguy hiểm đến tính mạng.
Thủng dạ dày – tá tràng
Biến chứng thủng dạ dày tá tràng còn được gọi là thủng tạng rỗng. Biến chứng này xảy ra khi vết loét lan sâu vào thành dạ dày tá tràng khiến thành dạ dày trở nên rất mỏng và dễ bị bục hoặc thủng. Những trường hợp có vết loét sâu ở mặt trước và bờ cong nhỏ thì thủng vào khoang phúc mạc lớn. Loét mặt sau thì thủng vào cơ quan kế cận hoặc hậu cung mạc nối.
Biểu hiện khi dạ dày – tá tràng bị thủng là xuất hiện cơn đau dữ đội đột ngột như có dao đâm, bụng bị gồng cứng, sau đó cơn đau lan rộng ra khắp xung quanh ổ bụng, lên ngực và sau lưng. Cơ thể người bệnh nhanh chóng mệt mỏi, da mặt trắng bệch, tay chân lạnh ngắt và không còn chút sức lực nào.
Nếu có những biểu hiện này, người bệnh cần được đưa đi cấp cứu nhanh nhất để được cứu lấy tính mạng kịp thời.
Thủng dạ dày rất nguy hiểm
Loét xuyên thấu dính vào cơ quan kế cận
Thường là tụy, mạc nối nhỏ, đường mật, gan, mạc nối lớn, mạc treo đại tràng.
Đại tràng ngang thường gặp là loét mặt sau và loét bờ cong lớn. Các vết loét này thường đau dữ dội ít đáp ứng với các phương pháp điều trị.
Loét sâu vào tụy thường đau ra sau lưng hoặc biểu hiện viêm tụy cấp.
Hẹp môn vị
Môn vị là đoạn tiếp nối giữa phần cuối của dạ dày và tá tràng. Khi môn vị bị hẹp, tình trạng lưu thông thức ăn của dạ dày xuống ống tiêu hóa bên dưới sẽ bị tắc lại. Hậu quả là thức ăn bị ứ đọng nhiều giờ mà không trôi hết xuống ruột non được, dạ dày ngày càng giãn to.
Biểu hiện thường thấy khi bị biến chứng hẹp môn vị là bệnh nhân cứ ăn vào là nôn, nôn mửa nhiều sẽ gây ra mất nước, người bệnh luôn trong tình trạng mệt mỏi, suy kiệt.
Loét ung thư
Ung thư dạ dày là một trong những bệnh ung thư phổ biến hàng đầu ở nước ta, chỉ sau ung thư phổi và ung thư vú. Ung thư dạ dày hay gặp với những bệnh nhân >50 tuổi. Nguy hiểm hơn, hiện nay tỷ lệ bệnh nhân ung thư dạ dày – tá tràng đang dần trẻ hóa chiếm khoảng 20-25%.
Những bệnh nhân có nhiều vết loét ở bờ cong nhỏ, hang vị nhất là thể teo thì dễ bị ung thư hơn, còn viêm loét ở tá tràng rất hiếm khi biến chứng ung thư hóa.
Đặc biệt, với những người viêm loét dạ dày và có nhiễm vi khuẩn Hp (là một trong những tác nhân gây ung thư dạ dày vì loại vi khuẩn này làm teo nhỏ niêm mạc dạ dày mãn tính, hình thành nên các tổn thương tiền ung thư) thì cần điều trị dứt điểm, nhanh các ổ loét và diệt trừ vi khuẩn Hp để phòng ngừa biến chứng ung thư dạ dày.
Người bị ung thư phải phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày, đồng thời kết hợp với nhiều phương pháp khác như hóa trị, xạ trị để ngăn chặn tế bào ung thư di căn, đảm bảo tính mạng cho người bệnh. Do vậy, việc điều trị sẽ kéo dài và rất tốn kém.
Phòng ngừa và ngăn chặn biến chứng viêm loét dạ dày – tá tràng đúng cách
Điều chỉnh thói quen ăn uống lành mạnh
Hạn chế ăn đồ tươi sống, nên ăn chín uống sôi để tránh viêm loét dạ dày tá tràng
Điều chỉnh thói quen ăn uống là việc có ý nghĩa rất quan trọng để phòng ngừa và ngăn chặn biến chứng viêm loét dạ dày xuất hiện. Do đó người bệnh cần lưu ý tới một số điểm sau:
Ăn uống đảm bảo vệ sinh, ăn chín uống sôi, không ăn những thực phẩm dễ ngộ độc, dễ nhiễm sán khuẩn như là: rau sống, nộm, gỏi sống, tiết cánh, các món ăn tái, cơm hàng cháo chợ..
Không nên ăn trong lúc đang làm việc, không ăn khuya, ăn trễ giờ. Cần duy trì thói quen ăn uống đúng giờ, chia nhỏ bữa ăn trong ngày để dạ dày không phải làm việc quá tải.
Chọn những thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, ăn chậm, nhai kĩ, không há miệng to hay xem tivi trong khi ăn vì dễ nuốt khí vào dạ dày gây đầy hơi, chướng bụng.
Nên chế biến món ăn theo kiểu đơn giản, dễ hấp thụ như luộc, hấp, nấu súp, tránh cho quá nhiều gia vị và dầu mỡ.
Không ăn những thực phẩm cứng, thực phẩm chua nhiều axit, thực phẩm cay vì có thể làm vết loét bị ăn mòn sâu hơn.
Kiêng hoàn toàn chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá.
Sau khi ăn nên ngồi nghỉ ngơi hoặc đi lại nhẹ nhàng 30 phút để thức ăn tiêu hóa bớt, ngủ ngay sẽ dễ bị chướng bụng, trào ngược dạ dày.
Đọc thêm: Viêm loét dạ dày nên ăn những thực phẩm gì?
Cân nhắc trước khi sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau
Các thuốc giảm đau góp phần gây ra viêm loét dạ dày tá tràng
Thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau là những loại thuốc thông dụng và không thể thiếu trong mọi gia đình. Thông thường, với những loại “bệnh vặt”, thì trước khi tìm tới bệnh viện hay bác sĩ, chúng ta thường tự điều trị tại nhà. Tất nhiên, một số loại thuốc được chấp nhận – gọi là thuốc kê đơn. Bạn không nhất thiết phải tới bác sĩ, tuy nhiên người bệnh hay có tâm lý chủ quan, lạm dụng thuốc tùy ý. Do đó, dễ phát sinh các tác dụng phụ không mong muốn.
Các loại thuốc này được cho là một trong những lý do gây ra những bệnh lí liên quan đên dạ dày, trong đó có viêm loét dạ dày. Vì thế, nếu muốn phòng ngừa thì tốt nhất bạn nên cân nhắc trước khi sử dụng. Có nhiều các khác nhau để chữa bệnh, chẳng hạn nếu bạn đang bị ho thì có thể thử ngậm chanh mật ong hoặc áp dụng một mẹo dân gian nào đó trước khi uống thuốc. Nếu bắt buộc phải sử dụng thuốc, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ về liều lượng sử dụng và loại thuốc phù hợp để giảm thiểu tối đa tác dụng phụ
Làm việc, nghỉ ngơi điều độ
Trong xã hội hiện đại, khi cuộc sống trở nên bận rộn hơn, hối hả hơn người ta lại càng dễ mắc các bệnh liên quan đến rối loạn tâm lý. Không ít người bị stress do các yếu tố công việc hay gia đình.
Stress làm cho dạ dày căng thẳng và tăng tiết axit. Từ đó làm cho bệnh viêm loét dạ dày càng nghiêm trọng hơn. Vì vậy, việc kiểm soát căng thẳng là điều rất quan trọng để phòng ngừa và hạn chế viêm loét dạ dày phát triển nặng hơn.
Nghỉ ngơi điều độ, tinh thần thoái mái góp phần phòng ngứa viêm loét dạ dày tá tràng
Không thức khuya
Theo Bác sĩ Lê Thành Lý – Ủy viên Ban chấp hành Hội Gan Mật TP. Hồ Chí Minh – Nguyên Trưởng khoa Nội tiêu hóa – Gan mật, BV Chợ Rẫy cho biết: Hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân bị bệnh dạ dày do việc thức khuya lên đến 75% – đây là con số rất đáng báo động.
Điều này cho thấy rằng, đây là thói quen hằng ngày mà hầu hết mọi người mắc phải nhưng rất chủ quan với sức khỏe. Đáng ra, thời gian ban đêm là lúc hệ thần kinh và các tạng trong cơ thể được nghỉ ngơi, làm việc ở chế độ thấp. Nhưng việc thức khuya liên tục đã khiến cho dạ dày co bóp liên tục, tăng tiết dịch vị và bào mòn lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dẫn tới viêm loét.
Không chỉ vậy, thức khuya thường kéo theo nhiều thói quen xấu khác, đặc biệt là thói quen ăn đêm. Những người thức khuya thường ăn đêm rất nhiều, khiến cho hệ tiêu hóa phải làm việc với cường độ cao và bị suy yếu dần. Ăn khuya không chỉ gây viêm loét dạ dày mà nó còn là nguyên nhân của tình trạng trào ngược thực quản, tăng cân, tăng huyết áp, tiểu đường và nhiều vấn đề rắc rối khác
Vì thế, chúng ta cần sắp xếp thời gian một cách hợp lý, không nên vì bất cứ lý do gì mà thức quá muộn từ đó gây hại trực tiếp cho dạ dày, sức khỏe cũng như tinh thần của chính mình.
Qua tất cả thông tin bài viết, bạn đọc đã phần nào giải đáp đucợ câu hỏi Viêm loét dạ dày – tá tràng có nguy hiểm không? Từ đó có thể đi biết cách phòng ngừa và tìm phương pháp điều trị phù hợp. Liên hệ chuyên gia ngay 0914 674 022 nếu có những thắc mắc cần giải đáp!
Các Bạn Có Thể Quan Tâm: tác dụng của nghệ nano, trào nguoc da day thuc quan, trào ngược dạ dày ăn gì, bệnh lý trào ngược dạ dày ở trẻ, cách xử lý trào ngược dạ dày