Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý đường tiêu hóa khá phổ biến và có xu hướng ngày càng gia tăng. Vậy triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị trào ngược dạ dày thực quản là gì, bạn đọc cùng tìm hiểu nhé!
Triệu chứng đặc trưng của bệnh là ợ nóng. Ngoài ra, kèm theo đó có thể xuất hiện các biểu hiện như đau ngực, ho kéo dài, đau rát họng dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Bệnh diễn biến lâu dài có thể dẫn đến viêm loét thực quản gây chảy máu hoặc làm niêm mạc thực quản biến đổi giống như niêm mạc ruột được gọi là Barrett thực quản và có nguy cơ trở thành ung thư.
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh gì?
Triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (Gastroesophageal reflux disease – GERD) còn được gọi là trào ngược axit dạ dày. Đây là tình trạng xảy ra khi dịch axit trong dạ dày thường xuyên chảy ngược vào ống thực quản gây kích ứng niêm mạc thực quản của người bệnh. Bệnh thường gặp nhất ở người già và người có chức năng tiêu hóa suy giảm.
Khi nuốt thức ăn, bình thường cơ vòng thực quản dưới (cơ ở dưới cùng của thực quản) sẽ mở ra và cho phép thức ăn, đồ uống đi từ thực quản xuống dạ dày. Sau đó cơ này đóng lại. Tuy nhiên, khi cơ vòng thực quản dưới bị yếu hoặc đóng mở bất thường thì sẽ dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản. Dịch axit từ dạ dày sẽ làm tổn thương đường niêm mạc của thực quản, dẫn tới viêm.
Triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản (trào ngược axit)
Trào ngược dạ dày ở mức độ nhẹ thì các triệu chứng của bệnh thường biểu hiện ít nhất 2 lần/ tuần, còn đối với những trường hợp nặng thì biểu hiện thường xuyên hơn xảy ra vài lần trong một tuần.
Ợ nóng, ợ hơi, ợ chua
Ợ hơi là dấu hiệu sớm của trào ngược dạ dày thực quản. Ợ nóng là cảm giác nóng rát từ vùng thượng vị, dưới xương ức lan lên phía cổ.
Ợ chua thường đi kèm với ợ nóng và ợ hơi, để lại vị chua trong miệng.
Ợ nóng xảy ra do dịch dạ dày trào ngược lên thực quản. Khi ợ nóng người bệnh sẽ cảm thấy nóng rát vùng thượng vị và có thể lan ra phía sau xương ức, đôi khi lên tận cổ họng. Triệu chứng này thường xuất hiện sau mỗi bữa ăn hoặc khi ngủ vào ban đêm.
Đôi khi, trào ngược dạ dày khiến một ít thức ăn nôn ngược trở lại miệng khiến người bệnh có cảm giác chua miệng, đắng miệng.
Các triệu chứng này thường xuất hiện sau khi ăn no, nằm ngủ, đầy bụng khó tiêu và thường gặp nhất vào ban đêm.
Khó nuốt
Cảm giác vướng mắc, khó nuốt nơi cổ họng là triệu chứng của trào ngược dạ dày
Có tới 1/3 các trường hợp bị trào ngược dạ dày mắc phải triệu chứng khó nuốt. Nhiều người sẽ có cảm giác vướng mắc ở cổ họng như là trong cổ họng đang có khối u. Nguyên nhân là do thức ăn ứ đọng ở phía sau xương ức. Cần cẩn thận với triệu chứng này vì nó có thể gây nghẹn và nguy hiểm hơn đây cũng là dấu hiệu cảnh báo ung thư thực quản.
Đau tức vùng thượng vị
Cảm giác đau tức vùng thượng vị, đè ép, thắt ở ngực, lan ra cánh tay và sau lưng. (Cần tránh nhầm lẫn với các bệnh lý phổi và tim)
Nguyên nhân gây triệu chứng này là acid dạ dày trào ngược lên các đầu mút sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, kích thích các đầu mút sợi thần kinh gây đau.
Buồn nôn, nôn
Các acid dịch vị trào ngược lên họng, miệng sẽ kích thích niêm mạc họng gây buồn nôn. Nặng nhất vào ban đêm khi nằm ngủ, acid trào ngược lên dễ dàng và lúc này hệ thần kinh phó giao cảm cũng hoạt động mạnh mẽ.
Khản tiếng, ho
Acid dạ dày trào ngược thường xuyên lên phía họng gây tổn thương dây thanh quản, dây thanh phù nề, sưng tấy, không khép kín mép được dẫn đến giọng nói bị khan, mất tiếng, viêm họng hạt mạn tính, ho do vướng họng.
Miệng tiết nhiều nước bọt
Tiết nhiều nước bọt là phản ứng tự bảo vệ của cơ thể ở vùng miệng để trung hòa bớt lượng acid dạ dày trào lên..
Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản hình thành do cơ chế:
Sự suy yếu cơ thắt thực quản dưới kết hợp với sự quá tải bên trong dạ dày và sự dư thừa acid dịch vị dạ dày.
Sự suy yếu cơ thắt dưới thực quản
Đây là cơ thấp nhất của thực quản nối với dạ dày. Thông thường, cơ vòng này sẽ đóng kín ngăn không cho dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản, chỉ giãn mở ra khi nuốt. Tuy nhiên, có khi trương lực cơ bị giảm và cơ vòng giãn mở, dịch dạ dày trào ngược lên phía thực quản.
Khi acid dạ dày trào lên, dịch nhày thực quản và nước bọt có tính kiềm sẽ trung hòa acid dịch vị để giảm sự kích thích lên niêm mạc thực quản. Sau đó nhu động của thực quản sẽ đẩy dịch trào ngược xuống dạ dày.
Các nguyên nhân gây suy yếu cơ thắt dưới thực quản gồm có: Thuốc kháng choline, thuốc kích thích thụ thể beta thụ cảm, rối loạn nhu động ruột, rượu, thuốc lá, socola.
Sự quá tải của dạ dày
Sự ứ đọng thức ăn tại dạ dày do hẹp môn vị, do viêm dạ dày mạn tính… làm nghẽn sự lưu thông thức ăn xuống ruột gây tăng áp lực trong dạ dày.
Ho, hắt hơi cũng làm tăng áp lục ổ bụng đột ngột và gây trào ngược dạ dày.
Sự dư thừa acid dich vị dạ dày
Stress làm tăng tiết cortisol, đây là 1 chất gây tăng tiết acid dạ dày, tăng trương lực co bóp của dạ dày góp phần đẩy ngược dịch dạ dày lên thực quản.
Các nguyên nhân khác
Thói quen ăn uống không điều độ, ăn quá no, ăn nhiều đồ chua, cay, yếu cơ thắt thực quản bẩm sinh, béo phì…
Các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Căng thẳng, stress tinh thần
Do ảnh hưởng của công việc, cuộc sống ngày càng nhiều người gặp phải tình trạng stress. Tinh thần căng thẳng không chỉ gây tác động xấu đến nhịp sinh học của người bệnh mà còn ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa và hoạt động của dạ dày – là thủ phạm gây ra các bệnh lý dạ dày như trào ngược dạ dày, đau dạ dày…
Ăn uống kém khoa học
Làm việc muộn, thức khuya… nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản
Ăn uống kém khoa học, sử dụng những thực phẩm nghèo dinh dưỡng nhưng lại có hại cho sức khỏe và đường tiêu hóa như: đồ ăn nhanh, đồ chiên rán, đồ nướng, đồ chua lên men, đồ ăn quá cay…gây quá tải cho việc tiêu hóa của dạ dày. Bên cạnh đó thói quen ăn uống sai giờ giấc, ăn đêm, ăn quá muộn hay vừa ăn vừa làm việc cũng là tác nhân lớn gây ra bệnh trào ngược dạ dày hay viêm loét dạ dày, viêm loét đại tràng….
Thừa cân, béo phì
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người thừa cân, béo phì có nguy cơ cao hơn mắc hội chứng trào ngược dạ dày thực quản. Các chuyên gia giải thích rằng, sở dĩ có tình trạng này là bởi, khi cân nặng quá cao dẫn đến dư thừa và đè nặng lên dạ dày cùng với cơ thắt thực quản dưới khiến trương lực của nó yếu đi gây trào ngược dạ dày dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó người béo phì thường có xu hướng tiêu thụ một lượng lớn thực phẩm gây quá tải cho dạ dày và sự mất cân bằng acid dạ dày khiến tình trạng trào ngược dạ dày ngày càng nặng.
Sử dụng quá nhiều chất kích thích
Những chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê…không chỉ có hại cho cơ thể mà còn gây hại cho dạ dày. Những hoạt chất trong những loại chất kích thích này bào mòn dạ dày, ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa, tăng hàm lượng acid có trong dạ dày, dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc có một số loại thuốc giảm đau như Aspirin, Ibuprofen, Holecystokinine,v.v… được người bệnh sử dụng điều trị trong thời gian dài sẽ gây ra những tác dụng phụ lớn cho dạ dày do những đa phần những hoạt chất trong những loại thuốc này sẽ thúc đẩy sự sản sinh ra lượng acid dạ dày gây ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày và khả năng tiêu hóa.
Các yếu tố rủi ro khác
Phụ nữ mang thai và người bị rối loạn mô liên kết cũng có thể bị mắc phải chứng trào ngược axit dạ dày.
Bệnh trào ngược axit dạ dày có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe. Đọc thêm bài viết để tìm hiểu chi tiết: 5 biến chứng nguy hiểm từ trào ngược dạ dày thực quản
Biến chứng nguy hiểm của trào ngược dạ dày thực quản
Chẩn đoán
Bất cứ khi nào xuất hiện các triệu chứng khả nghi là do bệnh trào ngược dạ dày thực quản thì bạn nên nhanh chóng tới các cơ sở y thế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác, kịp thời.
Sau đây là một số phương pháp xét nghiệm thường áp dụng trong công tác chẩn đoán trào ngược axit dạ dày:
Xét nghiệm dò axit ambulatory (pH): một thiết bị theo dõi nhỏ được đặt trong thực quản của bạn để xác định thời điểm và khoảng thời gian axit trong dịch vị sẽ trào lên thực quản. Thiết bị theo dõi này được kết nối với một máy tính nhỏ đeo quanh phần eo hoặc vòng dây đeo qua vai bệnh nhân. Thời gian gắn thiết bị để theo dõi là khoảng 2 ngày.
Theo dõi pH thực quản không dây Bravo: trong xét nghiệm này, một viên nang nhỏ tạm thời được gắn vào thành thực quản giúp đo lường độ axit liên tục trong suốt 48h.
Nội soi đường tiêu hóa trên: bao gồm công tác nội soi dạ dày và thực quản. Các chuyên gia y tế sử dụng một ống dây nội soi chuyên dụng rất mỏng và linh hoạt được trang bị đèn và camera, đầu dò này sẽ di chuyển dần từ miệng xuống ống thực quản và dạ dày để quan sát viêm thực quản và các dấu hiệu khác. Tín hiệu thu được sẽ truyền tới một màn hình hiển thị để bác bác sỹ tiện quan sát. Đồng thời, công tác nội soi cũng có thể được sử dụng để thu thập một mẫu mô (sinh thiết) để được kiểm tra các biến chứng như thực quản Barrett.
Đo áp lực thực quản: biện pháp này dùng để đo các cơn co thắt cơ ở thực quản trong khi người bệnh nuốt thức ăn, nước bọt… Nó có thể đo sức mạnh của cơ thắt. Xét nghiệm này đo các cơn co thắt cơ nhịp nhàng trong thực quản của bạn khi bạn nuốt.
Chụp X -quang thực quản và dạ dày: bệnh nhân cần nhịn ăn từ 4 -6 tiếng trước khi thực hiện, đồng thời không được uống bất cứ dung dịch nào có tính chất cản quang (trong khoảng 3 ngày) cho đến khi chiếu chụp. Bệnh nhân sẽ bắt đầu với việc uống thuốc cản quang Barium Sulfat (BaSO4) và chụp theo tư thế đứng, lớp thuốc cản quang sẽ cho phép bác sĩ nhìn thấy hình ảnh bộc lộ của tổn thương do viêm loét gây ra.
Các phương pháp điều trị trào ngược dạ dày hiện nay
Điều trị bằng thuốc
Đây là phương pháp được chỉ định đầu tiên trước khi áp dụng các phương pháp điều trị khác. Các loại thuốc chuyên sử dụng cho bệnh nhân bị trào ngược axit dạ dày gồm có:
- Thuốc trung hòa axit dạ dày: như là Mylanta, Rolaids và Tums giúp giảm đau nhanh chóng . Nhưng chỉ sử dụng đơn lẻ thuốc trung hòa axit sẽ không chữa lành được thực quản bị viêm do axit dạ dày. Việc lạm dụng một số thuốc kháng axit có thể gây ra tác dụng phụ, như tiêu chảy hoặc đôi khi là các vấn đề về thận.
- Thuốc giảm tiết acid giúp giảm tiết acid acid dạ dày: nhóm ức chế bơm proton PPI (Omeprazole…), nhóm thuốc kháng H2 (cimetidine, famotidine, nizatidine…). Nhóm thuốc kháng H2 không hoạt động nhanh như thuốc trung hòa axit, nhưng chúng giúp giảm đau lâu hơn và có thể làm giảm sản xuất axit từ dạ dày đến 12 giờ. Những loại thuốc nhóm này thường được dung nạp tốt nhưng sử dụng lâu dài có thể liên quan đến việc tăng nguy cơ thiếu vitamin B-12 và gãy xương. Nhóm PPI có thể gây tiêu chảy, đau đầu, buồn nôn và thiếu vitamin B-12. Sử dụng lâu dài có thể làm tăng nguy cơ gãy xương hông.
- Thuốc tăng cường cơ thắt thực quản dưới: có thể làm giảm GERD bằng cách giảm tần suất thư giãn của cơ thắt thực quản dưới. Tác dụng phụ có thể bao gồm mệt mỏi hoặc buồn nôn. Các loại thuốc như là Metoclopramide (thuốc tiêm), Antacid, Cisapride…
- Ngoài ra, người bị trào ngược axit dạ dày có thể cần sử dụng thêm thuốc tạo màng ngăn: Misoprostol, Alginat, Rebamipide…
Điều trị bằng phẫu thuật:
Phẫu thuật để củng cố cơ vòng thực quản dưới, phẫu thuật sẽ thắt chặt các cơ vòng thực quản dưới để ngăn chặn trào ngược bằng cách mổ nội soi.
Phẫu thuật là biện pháp chủ yếu trong các ca điều trị trào ngược dạ dày thực quản có tính chất nghiêm trọng và kéo dài dai dẳng sau khi đã chữa bằng thuốc nhưng không đem lại hiệu quả.
Chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp hạn chế bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Làm cách nào để phòng ngừa?
Điều quan trọng nhất để tránh trào ngược dạ dày là thay đổi lối sống và thói quen sinh hoạt
Thói quen ăn uống lành mạnh:
- Cần kiêng rượu bia, thuốc lá, cà phê, đồ uống có ga, thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn chua, cay, nóng
- Một số loại trái cây tốt cho sức khỏe nhưng cũng có thể làm tăng nguy cơ trào ngược do chứa nhiều axit như cam, chanh, bưởi, cóc, me cũng cần ăn với lượng vừa phải, những người có nguy cơ cao thì nên hạn chế.
- Nên ăn sữa chua và các thực phẩm giàu chất xơ như bông cải, các loại đậu, táo, đu đủ, atiso… giúp cải thiện các vấn đề về tiêu hóa, từ đó giảm nguy cơ trào ngược dạ dày
- Không ăn quá no trong cùng một bữa, nên chia nhỏ bữa ăn, ăn ít hơn. Trán ăn muộn vào buổi tổi, không làm việc hoặc nằm ngủ ngay sau khi ăn hoặc uống nước trong khi nhai thức ăn. Rèn luyện thói quen ăn chậm, nhai kĩ, không làm việc ngay sau khi ăn. Tránh mặc đồ quá chật trong và sau khi ăn.
Thói quen nghỉ ngơi và vận động
- Kê cao đầu khi ngủ khoảng 15 cm so với chân.
- Thường xuyên vận động thể lực với cường độ phù hợp (tối thiểu 30 phút mỗi ngày)
- Tránh làm việc ngay sau khi ăn
Ngoài ra, người bị trào ngược axit dạ dày cũng nên duy trì cân nặng ở mức hợp lý để phòng ngừa tình trạng béo phì.
Nếu phát hiện tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, hãy đến cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm về sau, đặc biệt là ung thư thực quản.
Trên đây là những thông tin về Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Để không gặp phải những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là căn bệnh ung thư, cần giải quyết tình trạng trào ngược càng sớm càng tốt. Nên kết hợp giữa điều trị triệu chứng và loại bỏ nguyên nhân để tránh bệnh tiến triển nặng hơn và tái đi tái lại.
***
Muốn phòng ngừa hiệu quả chứng trào ngược dạ dày thực quản, chúng ta cần xây dựng và thực hiện những thói quen sinh hoạt điều độ, hợp lý kết hợp chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Đồng thời bạn cũng có thể sử dụng giải pháp từ Curmin 22+ giúp ngăn ngừa và điều trị hiệu quả các bệnh lý dạ dày nói chung và trào ngược dạ dày thực quản nói riêng.
Curmin 22+ – Thực sự Nano, giải pháp cho người bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Curmin 22+ – giải pháp Nano dành cho người viêm loét dạ dày tá tràng, viêm loét dạ dày
Để phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý dạ dày một trong những lựa chọn hàng đầu hiện nay là Curmin 22+.
Curmin 22+ chứa thành phần là Nano Curcumin NDN – loại Nano Curcumin duy nhất hiện nay áp dụng công nghệ Micelle đảo 2 lớp để tạo ra các hạt Nano có kích thước nhỏ nhưng vẫn chứa được hàm lượng hoat chất cao, ổn định trong khoảng pH và nhiệt độ rộng, từ đó giúp tăng độ tan, tăng khả năng hấp thu và sinh khả dụng lên nhiều lần.
Curmin 22+ – sản phẩm thực sự Nano Curcumin hàng đầu Việt Nam, giải pháp vượt trội cho Trẻ em và người bị viêm loét dạ dày, tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, người bị nhiễm vi khuẩn Hp dạ dày; Người có nguy cơ loét dạ dày do các bệnh lý mạn tính, hóa xạ trị hoặc sử dụng các thuốc giảm đau, chống viêm kéo dài; Người đang và sau phẫu thuật đường tiêu hóa.
Có Thể Bạn Quan Tâm: Bệnh lý trào ngược dạ dày, Đau thượng vị là dấu hiệu của bệnh gì, nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, điều trị viêm loét dạ dày bao lâu