Những điều cần biết về viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng là hậu quả của việc mất cân bằng giữa yếu tố tấn công – bảo vệ dạ dày tá tràng, khi mà yếu tố tấn công mạnh lên hoặc yếu tố bảo vệ suy yếu. Đặc biệt, nếu không có những điều cần biết về viêm loét dạ dày tá tràng thì việc điều trị kịp thời và đúng hướng, bệnh có thể tiến triển thành ung thư.

Viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

Viêm loét dạ dày tá tràng được coi là một trong những chứng bệnh điển hình của đau dạ dày. Viêm loét xảy ra khi có một yếu tố nào đó gây tổn thương niêm mạc dạ dày – tá tràng.

Bệnh nhân bị viêm loét dạy dày

Viêm loét dạ dày tá tràng đang trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người, căn bệnh này ngày càng có xu hướng gia tăng và trẻ hóa. Đặc biệt, nếu viêm loét dạ dày tá tràng không được chữa trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng

Nhận biết những điều cần biết về viêm loét dạ dày tá tràng mà chính xác hơn là nhận biết về nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng rất quan trọng, điều này không chỉ giúp mọi người phòng bệnh mà còn hỗ trợ quá trình điều trị hiệu quả hơn.

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra căn bệnh này:

Vi khuẩn HP: Nhiễm khuẩn HP được coi là nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày tá tràng. Nguy hiểm hơn, vi khuẩn này có thể lây từ người sang người thông qua việc dùng chung dụng cụ ăn uống hay sinh hoạt… Vi khuẩn HP cũng được cho là có liên quan mật thiết đến bệnh ung thư dạ dày.

Vi khuẩn Hp – nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày

Thói quen ăn uống: Thường xuyên dùng các loại đồ uống có cồn, ăn cay, ăn quá nóng hoặc quá lạnh… sẽ gây kích thích và ăn mòn lớp nhày bảo vệ niêm mạc dạ dày, tạo điều kiện cho axit dạ dày tấn công lớp niêm mạc.

Sinh hoạt không điều độ: Rối loạn giờ giấc, ăn khuya, nhịn đói quá lâu… chính là thủ phạm thầm lặng gây ra căn bệnh này

Hút thuốc lá: Nicotine trong thuốc lá làm tăng lượng axit dạ dày, tăng nguy cơ loét. Hút thuốc cũng làm chậm quá trình phục hồi khi điều trị bệnh

Thuốc Tây: Sử dụng lâu dài các thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAIDs) kích thích niêm mạc dạ dày và ruột non, dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng. Ngoài ra, thuốc Corticoid mặc dù không trực tiếp gây loét nhưng là yếu tố làm tăng khả năng loét khi kết hợp với các yếu tố khác.

Stress: Căng thẳng kéo dài khiến dạ dày tăng cường sản xuất axit. Lượng axit dư thừa này khi vượt qua hàng rào bảo vệ sẽ gây tình trạng viêm niêm mạc dạ dày, lâu dần dẫn đến loét.

Hội chứng Zollinger-Ellison: Là bệnh lý đặc trưng bởi sự hình thành của các khối u gây tăng bài tiết hormone gastrin. Hormone này làm tiết nhiều axit trong dạ dày và phá hủy lớp niêm mạc.

Những triệu chứng điển hình của viêm loét dạ dày tá tràng

Đau vùng thượng vị:

Là triệu chứng điển hình của bệnh. Cơn đau có thể lan ra vùng hông sườn phải hoặc có thể nhói ra sau lưng. Với những trường hợp loét dạ dày, đau thường xảy ra sau ăn 30 phút-2 giờ, đau kiểu bỏng rát là chủ yếu. Còn với loét tá tràng, đau thường xuất hiện lúc đói và về đêm, đau kiểu quặn tức.

Ợ hơi, ợ chua:

Triệu chứng này là do axit trong dạ dày tăng cao.

Ăn không ngon:

Với loét dạ dày, người bệnh thường đau sau ăn, nên dễ xuất hiện tâm lý chán ăn, sợ ăn vì ăn xong là sẽ đau. Còn loét tá tràng thì ngược lại, đau trước ăn khiến người bệnh đến bữa ăn không còn cảm thấy ngon miệng nữa vì vừa trải qua đau đớn.

Giảm cân:

Dạ dày và tá tràng bị viêm loét sẽ làm giảm khả năng tiêu hóa và hấp thu thức ăn, dẫn đến giảm cân.

Người bị viêm loét dạ dày thường ăn ít hoặc ăn không ngon

Buồn nôn, nôn:

Việc mất cân bằng của hệ tiêu hóa dễ gây nên triệu chứng buồn nôn, nôn.

Mất ngủ:

Người bệnh có thể mất ngủ do bụng bị đầy hơi, ậm ạch, khó tiêu hoặc do những cơn đau xuất hiện về đêm.

Biến chứng

Nếu không điều trị triệt để, viêm loét dạ dày tá tràng có thể gây ra:

Xuất huyết tiêu hóa: Chảy máu ở đường tiêu hóa có thể dẫn đến thiếu máu (nếu chảy máu xảy ra từ từ) hoặc nhập viện cấp cứu, đe dọa tính mạng (nếu chảy máu cấp và nặng)

Thủng: Khi vết loét ăn sâu vào thành dạ dày tá tràng có thể gây ra biến chứng thủng dạ dày tá tràng. Khi đó toàn bộ axit, dịch tiết, thức ăn… sẽ theo lỗ thủng đi vào khoang màng bụng gây nhiễm trùng ổ bụng, đe dọa tính mạng người bệnh nghiêm trọng.

Mô sẹo: Vết loét lâu ngày sau khi được điều trị khỏi có thể hình thành sẹo xấu gây cản trở lối đi của thức ăn dẫn đến nôn mửa, nghẹn, giảm hấp thu chất dinh dưỡng,…

Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Xây dựng lối sống lành mạnh, từ bỏ các thói quen xấu

Lối sống lành mạnh là cơ sở để loại bỏ các tác nhân gây bệnh đồng thời hỗ trợ việc điều trị hiệu quả hơn. Dưới đây là những thói quen bạn cần xây dựng cho mình:

– Từ bỏ thói quen uống rượu bia, hút thuốc lá, thức khuya

– Hạn chế uống các loại đồ uống có gas, thực phẩm cay, nóng,…

– Bổ sung hoa quả và rau xanh vào chế độ ăn

– Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng

– Tập một số bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, dưỡng sinh…

Điều trị bằng thuốc Tây y

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh được hiệu quả của nhiều loại thuốc trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Các nhóm thuốc chính được sử dụng bao gồm:

  • Thuốc diệt vi khuẩn HP: các kháng sinh như amoxicilline, clarithromycin, imidazole,… có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn HP trong dạ dày
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): có tác dụng ức chế việc tiết axit dạ dày. Một số thuốc thường được sử dụng: omeprazole, esomeprazole, lansoprazole,…
  • Thuốc kháng axit: giúp trung hòa axit dịch vị dạ dày. Ví dụ: Maalox, gastropulgite,..
  • Thuốc bao vết loét: tạo màng bao quanh ổ loét giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày tá tràng. Có thể kể đến: Subcitrate bismuth, silicate Al, silicate Mg…

Tuy nhiên, nhược điểm của các thuốc Tây Y đó là nhiều tác dụng phụ. Ngoài ra hiện nay hiện tượng kháng kháng sinh của vi khuẩn HP đang rất phổ biến, hiệu quả của các phác đồ kháng sinh đang ngày càng thấp.

Thuốc Đông y chữa viêm loét dạ dày tá tràng

Điều trị bằng thuốc Đông Y

Đông y là một trong những biện pháp được nhiều người lựa chọn để điều trị bệnh lý viêm loét dạ dày và giảm đau. Các bài thuốc từ Đông y có ưu điểm là an toàn, lành tính, dễ sử dụng, ít tác dụng phụ và có thể hỗ trợ giúp giảm đau cho người bệnh. Các bài thuốc thường được sử dụng như: Nghệ, mật ong, cam thảo, lô hội, chuối hột…

Những bài thuốc Đông y thường được sử dụng cho những người bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày ở giai đoạn nhẹ…vì những dược chất có trong những thành phần của Đông y giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa và xoa dịu tổn thương dạ dày ở mức độ nhẹ.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng phương pháp chữa viêm loét dạ dày bằng Đông y chỉ nên áp dụng chúng khi bệnh mới phát, tức là khi mới bắt đầu có những biểu hiện đau tức thượng vị. Những dạng bệnh lý phức tạp hơn như: Viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày, vi khuẩn Hp dạ dày…thì những dược chất từ Đông y vẫn chưa đủ để khắc phục những tình trạng này, do vậy người bệnh nên tìm cho mình những biện pháp điều trị chuyên sâu hơn.

Với những tiến bộ của nghiên cứu Đông y hiện nay, ngày càng có nhiều thuốc điều trị đau dạ dày có nguồn gốc dược liệu từ Đông Y được cải tiến dưới dạng viên nang giúp người bệnh dễ dàng sử dụng hơn trong điều trị đau dạ dày.

Tuy nhiên, hiện nay thị trường thuốc trị đau dạ dày từ Đông y nổi lên ngày càng nhiều, bên cạnh những sản phẩm thực sự chất lượng, còn có rất nhiều sản phẩm vì chạy theo lợi nhuận mà sử dụng nguồn nguyên liệu kém chất lượng khiến người bệnh tốn kém tiền của mà không đem lại kết quả.

Những thuốc điều trị đau dạ dày từ Đông y đòi hỏi người bệnh cần điều trị liên tục trong một thời gian dài mới có thể đem lại kết quả cao đòi hỏi người bệnh phải kiên nhẫn khi sử dụng phương pháp này.

Phương pháp Đông y đòi hỏi người bệnh phải có chế độ kiêng khem nghiêm ngặt khi sử dụng thuốc, điều này có thể dẫn tới tình trạng cơ thể bị thiếu dưỡng chất, làm cho sức khỏe suy giảm.

Chính vì vậy, người bệnh cần trang bị cho mình những kiến thức kỹ càng khi quyết định lựa chọn phương pháp điều trị bệnh, tránh tốn kém thời gian, tiền của và công sức mà không thể khắc phục được tình trạng bệnh của mình.

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị có nguồn gốc thảo dược

Sử dụng các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng có nguồn gốc thảo dược có tác dụng điều trị căn bệnh này. Có thể kể đến Nano Curcumin (có nguồn gốc từ Nghệ vàng) là một trong những hoạt chất hàng đầu hiện nay có hiệu quả cao trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng.

Hiện nay, trên thị trường có hàng trăm sản phẩm có thành phần Nano Curcumin. Tuy cùng thành phần nhưng hiệu quả lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, và công nghệ bào chế là yếu tố quyết định lớn nhất đến hiệu quả của sản phẩm.

Vì thế nên người bệnh hãy là những người thông thái, lựa chọn những sản phẩm được sản xuất bởi công nghệ nano NDN như Curmin 22+ để đảm bảo tác dụng vượt trội, phát huy hiệu quả hỗ trợ điều trị toàn diện.

Rất nhiều người sau khi sử dụng Curmin 22+ theo đúng liệu trình khuyến cáo đã giảm viêm loét dạ dày, không còn tình trạng trào ngược, ợ chua khó chịu, đồng thời nhờ tính năng bảo vệ dạ dày hiệu quả nên không thấy có tái phát bệnh.

Curmin 22+ – sản phẩm được bào chế bằng công nghệ Nano xanh – Nano Solid Lipid thế hệ 3 của GS.TS. Nguyễn Đức Nghĩa

Curmin 22+ là giải pháp hiệu quả cho:

    • Người bị tổn thương dạ dày, hành tá tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng
    • Người có nguy cơ mắc các bệnh ung bướu
    • Người đang và sau quá trình điều trị bằng hóa chất, xạ trị
    • Phụ nữ sau sinh, người đang phục hồi sức khỏe
    • Người đang và sau quá trình điều trị phẫu thuật, chấn thương

Thông qua Những điều cần biết về viêm loét dạ dày tá tràng, hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về căn bệnh này cũng như tìm được phương pháp điều trị hiệu quả. Nếu còn thắc mắc, bạn đọc có thể liên hệ qua số Hotline 0914 674 022 – 0914 307 022 để được chuyên gia tư vấn.

 

Các Bạn Có Thể Quan Tâm: tác dụng của nghệ nanotrào nguoc da day thuc quantrào ngược dạ dày ăn gìbệnh lý trào ngược dạ dày ở trẻcách xử lý trào ngược dạ dày