Người bị viêm loét dạ dày có nên uống sữa hay không?

Sữa là một loại đồ uống rất bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe, nhưng liệu đối với những người bị viêm loét dạ dày có nên uống sữa hay không? Cùng Curmin 22+ tìm hiểu nhé!

Viêm Loét dạ dày có nên uống sữa đậu nành không?

Người bình thường uống sữa đậu nành rất tốt nhưng liệu nó có tốt với người đau dạ dày?

Sữa đậu nành được chế biến bằng cách ngâm và nghiền những hạt đậu nành. Loại đồ uống này rất giàu các hợp chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như là: axit béo Omega -3, Phytoestrogen, Magie và nhiều loại vitamin thiết yếu khác.

Những lợi ích tuyệt vời của sữa đậu nành như là:

  • Khả năng cải thiện lipit trong máu (giảm cholesterol) giúp mạch máu chắc khỏe, ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch, huyết áp cao và tiểu đường
  • Sữa đậu nành có tác dụng hỗ trợ giảm cân với hàm lượng chất xơ cao
  • Ngăn ngừa nguy cơ bị ung thư tuyến tiền liệt
  • Cải thiện sức khỏe xương khớp, ngừa loãng xương
  • Làm giảm các triệu chứng của giai đoạn tiền mãn kinh
  • Tăng cường hệ miễn dịch

Tuy có nhiều lợi ích tuyệt vời đến vậy nhưng các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân dạ dày không nên uống sữa đậu nành. Sở dĩ vậy là do loại sữa này thường có tính lạnh có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh nhất là đau bụng và tiêu chảy.

Không những thế, trong thành phần của đậu nành có chứa hàm lượng Oxalat nhất định. Với những người không bị viêm loét dạ dày thì không làm ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhưng đối với những trường hợp bị bệnh lý liên quan tới dạ dày thì sẽ gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng vì dư thừa axit.

Hơn nữa, những người đang điều trị viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP mà sử dụng các loại kháng sinh có chứa rythromycine, tetracycline,… cũng không nên lựa chọn sữa đậu nành để sử dụng.

Viêm loét dạ dày có nên uống sữa tươi hay không?

Sữa tươi rất tốt nếu biết uống đúng cách

Người bị viêm loét dạ dày có nên uống sữa hay không? Trên thực tế sữa tươi rất bổ dưỡng và phổ biến trong mọi gia đình. Tuy vậy, loại đồ uống này khiến nhiều người bị bệnh dạ dày phân vân không biết có nên sử dụng hay không.

Thực ra, sữa tươi rất tốt cho sức khỏe đường ruột nếu như dùng đúng cách. Sữa tươi có khả năng trung hòa axit trong dịch vị dạ dày, từ đó giúp người bị bệnh dạ dày giảm cơn đau nhanh và tránh khỏi những triệu chứng khó chịu khác do bệnh gây ra.

Tất nhiên, những người bị viêm loét dạ dày cũng không nên uống nhiều sữa tươi hay uống một cách tùy ý. Nếu uống quá nhiều sữa sẽ gây phản tác dụng, axit trong dịch vị dạ dày sẽ tiết ra nhiều hơn và kích thích các vết loét trong niêm mạc khiến cho cơn đau trầm trọng hơn.

Hơn nữa, uống nhiều sữa tươi sẽ gây hiện tượng chướng, bụng đầy hơi, khó chịu. Lâu dần có thể làm tổn hại niêm mạc dạ dày, khiến bệnh trở nặng hơn, do đó người bệnh cần lưu tâm.

Lưu ý:

  • Nếu bạn bị đau dạ dày nên uống ít hơn 500ml/ngày
  • Bạn có thể uống sữa hâm ấm hoặc là sữa ở nhiệt độ thường (sau khi bỏ ra tủ lạnh nên để sữa trở về nhiệt độ bình thường rồi mới uống).
  • Không uống sữa khi ăn các loại xúc xích, thịt hộp vì có thể gây tiêu chảy
  • Tránh uống sữa vào lúc đói
  • Uống 1 ly cho bữa sáng giúp cho nhu động ruột hoạt động trơn tru và một ly sữa sau bữa tối 2 tiếng để ngủ ngon hơn.
  • Nếu đang trong thời gian điều trị bệnh dạ dày thì nên tránh uống sữa, thay vào đó là uống nước lọc để đảm bảo cho đường ruột không bị kích thích.

Đau dạ dày có nên ăn sữa chua hay các chế phẩm khác từ sữa?

Người bị đau dạ dày có nên uống sữa hay không?

Cream, bơ, phô mai, sữa chua…đều là các chế phẩm quen thuộc có nguồn gốc từ sữa động vật. Các chuyên gia về sức khỏe và dinh dưỡng cho rằng chúng hoàn toàn có lợi cho sức khỏe của dạ dày, đặc biệt là sữa chua. Vì thế bạn không cần phải quá lo lắng khi thưởng thức những loại thực phẩm này.

Trước kia, những người bị bệnh dạ dày thường được khuyên rằng nên tránh ăn những thực phẩm chua (trong đó bao gồm cả sữa chua) vì axit trong sữa chua có thể kích thích vết loét nặng hơn. Tuy nhiên, những nghiên cứu khoa học hiện đại đã chứng minh điều ngược lại, sữa chua rất có lợi cho những người mắc bệnh lí liên quan tới dạ dày – đường ruột.

Sữa chua được lên men từ một loại lợi khuẩn đặc biệt có tên là Lactobacteriacae. Lactose trong sữa chua sau khi lên men sẽ chuyển hóa thành các phân tử đường đơn bao gồm glucose và galactose, cuối cùng nó chuyển thành axit lactic. Axit lactic tác dụng với một thành phần khác là canxi cazeinat có trong sữa, tạo ra axit cazeinic và canxi lactat dễ tiêu hóa.

Ngoài ra, các lợi khuẩn lên men trong sữa chua còn tạo nên enzym proteaza, có tác dụng thủy phân protein thành các axit amin tự do dễ hấp thụ. Mặt khác, axit của sữa chua còn kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn gây thối rữa trong ruột.

Theo cuốn sách “Chỉ dẫn về thức ăn chữa bệnh” của bác sĩ David Kessler, vi khuẩn lên men chua có thể làm tăng số interferon gamma, giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch để chống chọi với các bệnh tật.

Như vậy, dùng sữa chua không gây nguy hại cho dạ dày. Bạn không nên ăn sữa chua đông lạnh.

Kết luận

Câu hỏi Người bị viêm loét dạ dày có nên uống sữa hay không? Thông qua nội dung của bài đã phần nào giúp bạn đọc có câu trả lời cho mình. Sữa tươi, sữa chua hay các chế phẩm khác của sữa đều là những thực phẩm tốt cho sức khỏe và dạ dày, nhưng cần sử dụng với lượng vừa phải. Bệnh cạnh việc dùng sữa để bồi bổ cơ thể thì những người bị viêm loét dạ dày cần biết cách cân bằng giữa chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để tránh căng thẳng. Đồng thời, rèn luyện thể dục thể thao đều đặn giúp cơ thể dẻo dai, tăng cường sức đề kháng.

 

Các Bạn Có Thể Quan Tâm: tác dụng của nghệ nanotrào nguoc da day thuc quantrào ngược dạ dày ăn gìbệnh lý trào ngược dạ dày ở trẻcách xử lý trào ngược dạ dày