Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh phổ biến gặp phải ở hầu hết mọi đối tượng. Để giúp bạn đọc tìm hiểu mọi điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày tá tràng, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng viêm loét dạ dày tá tràng cụ thể là như thế nào nhé!
Tìm hiểu cấu trúc dạ dày – tá tràng
Dạ dày là phần phình lớn nhất của ống tiêu hóa, nó nằm trong khoang bụng. Dạ dày nằm ở điểm chính giữa đoạn thẳng nối từ rốn tới ức, đây chính là vị trí điển hình giúp nhận biết về các bệnh liên quan tới dạ dày – tá tràng.
Viêm loét dạ dày – tá tràng đối tượng nào cũng có thể gặp phải
Cấu tạo vị trí các phần của dạ dày tá tràng gồm:
- Phần tâm vị nối liền với thực quản, sau đó là phình vị
- Phần thân vị có khả năng đàn hồi lớn nhất giúp tăng sức chứa thức ăn của dạ dày
- Hai bên phần thân là bờ cong lớn và bờ cong nhỏ
- Dưới thân vị là hang vị
- Phần môn vị nối tá tràng và thân dạ dày qua lỗ môn vị.
Dạ dày với nhiệm vụ chứa đựng thức ăn, nghiền nhuyễn thức ăn bởi dịch vị. Trong dịch vị này có thành phần chính là axit HCL, nên dạ dày có cấu tạo giải phẫu khá đặc biệt: chắc -dẻo – dai, để co bóp và chịu đựng sự ăn mòn của của axit.
Tá tràng là phần đầu của ruột non, cong hình chữ C, có chiều dài khoảng 25cm, nối với dạ dày thông qua môn vị.
Tá tràng có nhiệm vụ tiếp nhận trung hòa axit HCL trong dịch vị bằng Na2CO3 có trong mật đồng thời nhận thức ăn từ dạ dày qua môn vị xuống dưới đoạn sau của ống tiêu hóa. Với các đặc tính giải phẫu và nhiệm vụ phức tạp như vậy, nên dạ dày và tá tràng là 2 cơ quan dễ bị viêm loét nhất trong toàn bộ ống tiêu hóa.
Viêm loét dạ dày tá tràng là gì?
Viêm loét dạ dày, tá tràng xảy ra trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng
Mọi điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày tá tràng mà nói chính xác hơn là Thuật ngữ “viêm loét dạ dày tá tràng” mà chúng ta thường gọi vốn là 2 bệnh hoàn toàn khác nhau đó là viêm loét dạ dày và viêm loét tá tràng. Thực chất, hai bệnh này thường đi song hành nên người ta thường gọi là viêm loét dạ dày – tá tràng.
Viêm loét dạ dày – tá tràng là tổn thương gây loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. Những tổn thương này xuất hiện khi xảy ra sự mất cân bằng giữa những yếu tố bảo vệ và yếu tố tấn công trong niêm mạc dạ dày – tá tràng và axit dạ dày.
- Các yếu tố tấn công: pepsin, axit HCl, H.pylori, ancohol, nicotin…
- Các yếu tố bảo vệ: bicarbonat, lớp chất nhày, prostaglandin,…
Cụ thể là các yếu tố tấn công chiếm ưu thế (chủ yếu là do tăng tiết axit HCL) khiến cho các yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày – tá tràng suy yếu, làm cho màng lót của dạ dày tá tràng bị tổn thương sâu xuống lớp cơ niêm mạc và mô bên dưới bị lộ ra. Vết loét ở dạ dày xảy ra nhiều gấp 4 lần ở tá tràng.
Một số trường hợp, bệnh nhân sau khi nội soi trên niêm mạc dạ dày được chẩn đoán có các vết trợt ở niêm mạc dạ dày, thì các vết trợt này cũng là một hình thức nhẹ hơn của loét dạ dày tá tràng. Chúng chỉ khác nhau ở mức độ tổn thương, nghĩa là trợt là tổn thương bên trên bề mặt niêm mạc, mức độ nhẹ, chưa đi qua lớp cơ niêm mạc và kích thước vết trợt nhỏ, còn vết loét đã ăn sâu tận các lớp cơ của đường ống tiêu hóa và kích thước ổ loét thường lớn hơn 0,5cm
Triệu chứng của viêm loét dạ dày – tá tràng
Tất cả các tạng trong cơ thể con người khi bị tổn thương chúng đều cố gắng báo hiệu cho chúng ta thông qua những triệu chứng bên ngoài, viêm loét dạ dày tá tràng cũng không phải là ngoại lệ.
Những người bị viêm loét dạ dày tá tràng có biểu hiện điển hình là:
Đau bụng
Đau bụng là một trong những điền hình của viêm loét dạ dày tá tràng
Triệu chứng điển hình nhất là đau vùng thượng vị, cơn đau lúc âm ỉ, lúc thành từng cơn và thường kéo dài từ 15 phút đến 1h đồng hồ. Cơn đau dạ dày tá tràng có tính chất theo chu kì, tức là đau khi đói hoặc ăn xong cũng đau hay đau khi thay đổi thời tiết nhất là lúc lạnh.
Nếu xét kĩ thì loét dạ dày và loét tá tràng cũng có tính chất đau khác biệt: với loét dạ dày thì người bệnh hay đau sau khi ăn. Còn loét tá tràng thì cơn đau thường xuất hiện khi đói, thời điểm sau bữa ăn khoảng 2 -3h đồng hồ, hoặc là đau vào ban đêm.
Ngoài ra, cơn đau còn liên quan đến vị trí ổ loét hay tính chất bài tiết axit trong dịch vị. Cơn đau khu trú ở bên trái nếu là viêm loét dạ dày, đau ở bên phải nếu là viêm loét tá tràng. Cơn đau có thể lan ra vùng hông sườn phải hoặc ra sau lưng nếu loét ở thành sau dạ dày.
Rối loạn tiêu hóa
Người bệnh thường bị các rối loạn tiêu hóa khác như:
- Táo bón hoặc phân nát
- Ợ hơi, ợ chua
- Nôn, buồn nôn
- Đầy hơi, chướng bụng
Cảm giác buồn nôn thường xảy ra trong trường hợp viêm loét dạ dày. Nôn mửa ít xảy ra với viêm loét tá tràng (nếu không có biến chứng).
Phân tối màu
Người bệnh có thể đại tiện ra phân tối màu như bã cà phê hoặc đen như nhựa đường. Biểu hiện này thường xuất hiện với những bệnh nhân viêm loét dạ dày – mãn tính kéo dài có dấu hiệu xuất huyết ống tiêu hóa.
Các triệu chứng khác
Người bị viêm loét dạ dày có rêu lưỡi trắng, lưới to, hay bị chảy máu chân răng, hôi miệng, đắng miệng khi thức dậy vào buổi sáng.
Cơ thể gầy yếu, mệt mỏi, xanh xao, khó ngủ, mất ngủ thường xuyên, giảm cân do các biến chứng lâu ngày gây nên.
Nguyên nhân viêm loét dạ dày – tá tràng
Nguyên nhân của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng rất đa dạng có thể do một hoặc nhiều yếu tố khác cùng gây nên.
Thói quen sinh hoạt không điều độ
Sử dụng nhiều rượu bia, thuốc lá, chất kích thích cũng là nguyên nhân gân viêm loét dạ dày
Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học như: uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá, ăn không đúng giờ, để bụng quá no hoặc quá đói, ăn nhiều thực phẩm cay nóng,… là một trong những yếu tố gây bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng.
Các nghiên cứu đã chỉ ra, trong khói thuốc lá có chứa hơn 200 các chất gây hại cho sức khỏe con người, đặc biệt là nicotine. Nicotine trong thuốc lá kích thích cơ thể tiết ra nhiều cortisol, một tác nhân chính làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.
Căng thẳng kéo dài
Căng thẳng, stress quá độ sẽ kích thích não bộ điều khiển dạ dày tăng cường co bóp, nhu động ruột hoạt động mạnh hơn khiến cho axit trong dạ dày tiết ra càng nhiều. Dịch vị sẽ ăn mòn “hàng rào bảo vệ” trên thành niêm mạc dạ dày và gây nên tổn thương, viêm loét.
Lạm dụng thuốc
Việc lạm dụng kháng sinh, thuốc giảm đau ví dụ như ibuprofen, naproxen natri, ketoprofen, acetaminophen (Tylenol), aspirin, fosamax, risedronate có thể làm ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin khiến lớp bảo vệ của niêm mạc dạ dày – tá tràng ngày càng suy yếu và bị bào mòn. Theo thống kê cho thấy, 15% trường hợp sử dụng thuốc giảm đau liên tục trong vòng 3 tháng sẽ bị viêm loét dạ dày – tá tràng.
Một số thống kê cho thấy 15% số người dùng thuốc giảm đau liên tục trong 3 tháng sẽ mắc viêm loét dạ dày tá tràng.
Nhiễm nấm khuẩn, kí sinh trùng
Vi khuẩn Hp gây viêm loét dạ dày tá tràng
Nhiễm nấm, kí sinh trùng cũng gây đau và viêm loét dạ dày – tá tràng. Nhất là vi khuẩn HP – nguyên nhân của hơn 90% bệnh nhân viêm loét dạ dày. Vi khuẩn HP xâm nhập vào dạ dày, tá tràng tiết ra các độc tố làm suy yếu lớp bảo vệ của thành niêm mạc.
Các bệnh lý nguy cơ
Một số bệnh lý khác trong cơ thể như u tụy, u tiết gastrin, basedow, xơ gan, cường vỏ thượng thận…cũng làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày – tá tràng.
Viêm loét dạ dày – tá tràng gây ảnh hưởng thế nào tới người bệnh?
Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng tái diễn hằng ngày gây mệt mỏi, khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng tới cuộc sống và công việc. Người bệnh có thể sút cân gây suy nhược cơ thể, chất lượng cuộc sống giảm sút.
Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng không được chữa trị kịp thời, kéo dài nhiều năm sẽ dễ chuyển sang mãn tính.
Phần lớn điều này là do sự chủ quan của bệnh nhân. Ai trong chúng ta cũng từng có những lần bị rối loạn tiêu hóa do ăn uống kém khoa học gây ra như là tình trạng, đầy bụng, chướng bụng, ợ hơi ợ chua thậm chí là đau, tiêu chảy.
Mọi điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày tá tràng, mọi người đều nghĩ rằng đó là những triệu chứng thông thường, vì vậy hay chủ quan cho rằng sau vài ngày tình trạng sẽ hết hoặc thậm chí là tự ý sử dụng thuốc điều trị dạ dày tại nhà. Đương nhiên khi sử dụng thì triệu chứng có thể biến mất, nhưng bệnh lí vẫn nằm đó và tiến triển âm thầm.
Vì thế, sự chủ quan chính là một trong những lý do khiến cho viêm loét dạ dày – tá tràng xuất hiện những biến chứng nghiêm trọng.
Hiện nay, không hiếm bệnh nhân nhập viện trong tình trạng muộn, ổ loét ăn sâu vào niêm mạc dạ dày gây nên những biến chứng như là:
- Xuất huyết ống tiêu hóa
- Hẹp môn vị dạ dày
- Thủng dạ dày
- Ung thư
Tất cả những biến chứng này đều rất nguy hiểm, người bệnh có thể đối diện với nguy cơ tử vong nếu như không được kịp thời cứu chữa.
Chẩn đoán viêm loét dạ dày – tá tràng
Nội soi gây mê – một trong những phương pháp chẩn đoán chính xác viêm loét dạ dày tá tràng
Một số phương pháp cần thực hiện giúp bác sĩ dễ dàng hơn trong khâu chẩn đoán, cụ thể như:
1/ Nội soi và chụp X-quang: Các bác sĩ có thể nhìn thấy rõ hình ảnh và vị trí tổn thương ở dạ dày thông qua phim chụp và camera ở ống nội soi. Từ đó để có đánh giá chi tiết về mức độ nghiêm trọng của bệnh. Tiên lược trước phương pháp điều trị phù hợp.
2/ Test vi khuẩn HP bằng hơi thở: xét nghiệm này để tìm xem trong dạ dày – tá tràng có dấu hiệu của vi khuẩn HP hay không.
3/ Xét nghiệm phân: tìm tế bào hồng cầu và vi khuẩn HP trong phân để xác định trong trường hợp có biến chứng xuất huyết tiêu hóa.
4/ Xét nghiệm máu: đo nồng độ các enzim trong niêm mạc dạ dày, xét nghiệm vi khuẩn HP.
Những người có bệnh lý đường tiêu hóa cần chủ động đi khám nội soi dạ dày ngay khi có các triệu chứng phân tích như trên. Những người đã từng được chuẩn đoán viêm loét dạ dày hay bị các rối loạn tiêu hóa mà điều trị nội khoa lâu ngày không đỡ cũng cần nội soi lại để kịp thời phát hiện bệnh.
Nguyên tắc điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng
Cơ chế điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là ức chế hoạt động của của vi khuẩn, giảm tiết dịch axit từ đó hồi phục tổn thương niêm mạc dạ dày và hạn chế biến chứng xảy ra. Dựa vào nguyên tắc này, các bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa sẽ đưa ra phác đồ điều trị loét dạ dày – tá tràng phù hợp và hiệu quả nhất.
Điều trị bằng thuốc Tây y
Mỗi phác đồ điều trị loét dạ dày – tá tràng, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc với hướng dẫn sử dụng cụ thể. Tùy vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra các phác đồ điều trị riêng biệt.
Hiện nay phổ biến nhất thường được sử dụng là phác đồ điều trị viêm loét dà dày tá tràng từ thuốc kháng sinh, hầu hết các loại thuốc kháng sinh đều có khả năng ức chế sự tăng trưởng và phát triển của nhiều loại vi khuẩn.
Tuy nhiên, chỉ có một số loại thuốc có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế vi khuẩn HP, chính vì vậy người bệnh không nên tùy tiện dùng thuốc kháng sinh mà cần tuân thủ một phác đồ điều trị của bác sĩ. Các loại kháng sinh sẽ được sử dụng kết hợp thường là từ 3 – 4 loại khác nhau, như là:
- Thuốc trung hòa axit.
- Thuốc có tác dụng ức chế thụ thể H2 (Ranitidine, Famotidine, Nizacid).
- Thuốc ức chế bơm proton (Omeprazol, Pentoprazole, Lanzorprazol…).
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày (Bismuth, Prostaglandine E2, Sucralfate…).
- Kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn HP (Doxycycline, Erythromycine, Amoxicilline…).
Điều trị bằng thuốc đông y
Ngoài ra trong giai đoạn cấp tính, bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng có thể điều trị dựa vào các bài thuốc đông y hoặc hỗ trợ điều trị bằng các bài thuốc dân gian từ nghệ vàng, mật ong, lá mơ, chuối hột….
Các bài thuốc đông y hay bài thuốc dân gian có ưu điểm là lành tính, dễ sử dụng, ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, hiệu quả sẽ đến từ từ và phụ thuộc vào cơ địa của người bệnh. Đa số những bài thuốc này dùng trong trường hợp viêm loét còn nhẹ.
Nghệ – mật ong bài thuốc đông y được nhiều người sử dụng giúp giảm viêm loét dạ dày tá tràng
Hiện nay, với sự tiến bộ của công nghệ và y học, các nguyên liệu thuốc đông y đã được chế biến bằng công nghệ cao, sản phẩm tạo ra ở nhiều dạng khác nhau như viên nang, tinh bột,…thay vì các thang thuốc truyền thống. Các phương pháp này đã giúp chiết lọc được những dược chất với hàm lượng cao, đồng thời loại bỏ tối đa tạp chất giúp cho hiệu quả điều trị nhanh – mạnh hơn.
Tuy vậy, để biết được sản phẩm nào chất lượng, đáng sử dụng thì người bệnh cần tham khảo tư vấn từ các bác sĩ chuyên môn để lựa chọn cho mình một sản phẩm tốt và phụ hợp nhất.
Điều trị bằng phẫu thuật
Những trường hợp có diễn biến mãn tính kéo dài 5 năm hoặc nhiều hơn, bắt đầu có những biểu hiện tổn thương ở bề mặt niêm mạc như dị sản, loạn sản thì những bệnh nhân ấy sẽ được điều trị nguyên nhân, điều trị triệu chứng.
Nếu bệnh có tiến triển xấu như thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày hay những ổ loét chuyển thành ung thư thì bệnh nhân cần được phẫu thuật cắt bỏ ổ loét hoặc cắt bỏ khối u để tăng chất lượng cuộc sống. Những người bệnh này sau khi được phẫu thuật cần thăm khám định kì thường xuyên hơn.
Thay đổi lối sống để phòng ngừa và giảm sự tiến triển của bệnh
Chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh là phần có tính quyết định rất quan trọng để phòng ngừa và hạn chế sự tiến triển của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng. Do đó chăm sóc cho người bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng nên chú ý những điều sau:
- Người bệnh nên ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng, mềm và dễ tiêu hóa như cháo, cơm nhão, mì sợi nhỏ…
- Thường xuyên, sử dụng các thực phẩm có tác dụng bao bọc dạ dày như sữa, trứng, gạo nếp, bột sắn, bánh mì.
- Tránh ăn các loại quả khô, lương thực cứng, rau cần, hẹ , dưa, măng là những thức ăn khó tiêu hóa dễ làm hỏng niêm mạc dạ dày.
- Tránh thức ăn có chất hóa học kích thích niêm mạc dạ dày như cà phê, trà đặc, đồ cay.
- Không nên thức ăn lạnh, sống, không đảm bảo vệ sinh.
- Tốt nhất là những thức ăn dạng hấp, xào n,ấu , ninh, không nên dùng kiểu rán, chiên, nộm, tiết canh.
- Không nên ăn thực phẩm có hàm lượng axit cao như giấm chanh.
- Giữ thói quen làm việc sinh hoạt nghỉ ngơi hợp ý, tránh căng thẳng.
- Hạn chế hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích khác.
Viêm loét dạ dày – tá tràng khi chưa có biến chứng cũng gây rất nhiều ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh rất nhiều. Đây cũng là căn bệnh, khó điều trị dứt điểm, nếu người bệnh không kiên trì điều trị và điều trị dứt điểm sẽ phải chịu đựng những cơn đau do bệnh hành hạ liên tục.
Các bác sĩ khuyến cáo ngay khi thấy những dấu hiệu bất thường của cơ thể, người bệnh cần sắp xếp thời gian để nhanh chóng tới các cơ sở y tế để thăm khám để làm các xét nghiệm chuyên sâu, giúp xác định chính xác tình trạng viêm loét dạ dày – tá tràng.
Curmin 22+ – giải pháp toàn diện hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng
Sử dụng các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng có nguồn gốc thảo dược có tác dụng điều trị căn bệnh này. Có thể kể đến Nano Curcumin (có nguồn gốc từ Nghệ vàng) là một trong những hoạt chất hàng đầu hiện nay có hiệu quả cao trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng.
Hiện nay, trên thị trường có hàng trăm sản phẩm có thành phần Nano Curcumin. Tuy cùng thành phần nhưng hiệu quả lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố, và công nghệ bào chế là yếu tố quyết định lớn nhất đến hiệu quả của sản phẩm.
Vì thế nên người bệnh hãy là những người thông thái, lựa chọn những sản phẩm được sản xuất bởi công nghệ nano NDN như Curmin 22+ để đảm bảo tác dụng vượt trội, phát huy hiệu quả hỗ trợ điều trị toàn diện.
Rất nhiều người sau khi sử dụng Curmin 22+ theo đúng liệu trình khuyến cáo đã giảm viêm loét dạ dày, không còn tình trạng trào ngược, ợ chua khó chịu, đồng thời nhờ tính năng bảo vệ dạ dày hiệu quả nên không thấy có tái phát bệnh.
Curmin 22+ – lành loét, hết đau dạ dày khỏe mạnh
Curmin 22+ là giải pháp hiệu quả cho:
- Người bị tổn thương dạ dày, hành tá tràng cấp và mạn tính, viêm đại tràng.
- Người có nguy cơ mắc các bệnh ung bướu.
- Người đang và sau quá trình điều trị bằng hóa chất, xạ trị.
- Phụ nữ sau sinh, người đang phục hồi sức khỏe.
- Người đang và sau quá trình điều trị phẫu thuật, chấn thương.
Thông qua các thông tin trên bạn đọc đã hiểu mọi điều cần biết về bệnh Viêm loét dạ dày tá tràng chưa? Nếu có bất kì những thắc mắc nào khác cần tư vấn liên hệ ngay số Hotline 0914 674 022 – 0914 307 022 để được chuyên gia giải đáp.
Có Thể Bạn Quan Tâm: Bệnh lý trào ngược dạ dày, Đau thượng vị là dấu hiệu của bệnh gì, viêm loét dạ dày cấp,