Hiểu đúng về bệnh đau dạ dày cấp tính

Đau dạ dày cấp tính là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm sưng đột ngột, các triệu chứng còn nhẹ và diễn tiến nhanh nhưng không thể xem thường. Bệnh có thể chuyển qua giai đoạn mãn tính gây tổn hại nghiêm trọng cho dạ dày và sức khỏe nếu như không phòng ngừa và điều trị kịp thời. Để Hiểu đúng về bệnh đau dạ dày cấp tính cụ thể là thế nào, bạn đọc hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây!

Viêm dạ dày cấp có nguy hiểm không?

Biểu hiện của bệnh đau dạ dày cấp tính

Đau bụng

Đau bụng là triệu chứng điển hình của bệnh dạ dày. Axit trong dịch vị tác động vào các vết loét khiến cơn đau tồi tệ hơn. Cơn đau chủ yếu xuất hiện tại vùng thượng vị kèm theo cảm giác căng tức và nóng rát ổ bụng.

Cơn đau dạ dày thường bùng phát những khi đói bụng, ăn no, ăn nhiều đồ chua cay hoặc trong khi ngủ (do trào ngược axit gây ra).

Buồn nôn, ợ chua, ợ nóng

Bệnh dạ dày cấp tính cũng gây ra tình trạng buồn nôn, ợ chua, ợ nóng nhất là sau khi ăn xong. Người bệnh thường nôn ra ngoài kèm theo dịch chua, thậm chí là máu. Buổi sáng thức dậy hay cảm thấy đắng và hôi miệng.

Tiêu chảy hoặc táo bón xen kẽ

Người bị đau dạ dày thường bị tiêu chảy hoặc táo bón xen kẽ sau khi ăn những thực phẩm lạ, lạnh bụng hoặc không đảm bảo vệ sinh. Nhất là khi họ vốn đã bị hội chứng ruột kích thích trước đó. Tiêu chảy là hiện tượng phân lỏng, có sủi bọt. Khi có triệu chứng tiêu chảy, người bệnh sẽ đi ngoài nhiều lần cho đến khi hết thức ăn thì thôi.

Suy nhược cơ thể

Những người bị đau dạ dày cấp tính lâu năm thì cơ thể thường gầy yếu cho chán ăn gây ra. Khi chán ăn, ăn không ngon miệng, các chất dinh dưỡng sẽ không được hấp thu hết qua thành ruột vào máu mà sẽ bị đào thải ra ngoài theo đường đại tiện. Lâu dần căn bệnh gây ra tình trạng mệt mỏi, mất ngủ, ngủ không yên giấc do đau bụng, đầy hơi, khó tiêu hành hạ thậm chí là bị sốt tới 39 -40 độ khi sức đề kháng suy giảm.

Đau dạ dày cấp tính là do đâu?

Do nhiễm khuẩn

Vi khuẩn HP - nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày
Vi khuẩn HP – nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày

Vi khuẩn HP xâm nhập vào cơ thể thông qua đường miệng (lây nhiễm từ người khác hoặc ăn uống không đảm bảo vệ sinh). Khi ở trong dạ dày, chúng sẽ tiết ra các loại độc tố catalase, protease ăn mòn lớp chất nhầy trong niêm mạc dạ dày gây ra những ổ viêm loét.

Ngoài ra, các loại vi rút vi khuẩn khác như: virus cúm, khuẩn thương hàn….cũng làm tăng khả năng gây bệnh dạ dày.

Do nhiễm độc

Những người sống trong môi trường ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại, kim loại nặng (thuỷ ngân, kiềm, Axit Sulphuric, axit Chlothydric Nitrat bạc…) cũng dễ bị dạ dày cấp tính. Chẳng hạn như là công nhân xử lý rác thải, những người khai thác quặng, sản xuất thủy tinh, tái chế ắc quy…

Do thói quen ăn uống

  • Ăn những thực phẩm gây kích thích dạ dày: đồ chua có nhiều axit, thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, khó tiêu hóa
  • Dị ứng hoặc ngộ độc thực phẩm
  • Lạm dụng chất kích thích: uống nhiều rượu bia, cà phê
  • Thường ăn nhanh, nhai không kĩ, ăn và làm việc cùng lúc, đi ngủ ngay sau khi ăn….

Do lạm dụng thuốc

Nếu một người sử dụng thuốc chống viêm (NSAIDs) trong thời gian dài thì rất có thể họ sẽ bị đau dạ dày cấp tính. Đó là bởi vì các loại thuốc này có khả năng ngăn chặn dạ dày sản xuất chất nhầy để bảo vệ niêm mạc, từ đó axit sẽ dễ dàng bào mòn niêm mạc dạ dày và gây ra tổn thương.

  • Các loại thuốc kháng viêm giảm đau cần lưu ý đó là: aspirin (thuốc chống đông máu) , ibuprofen (Advil, Motrin IB,…) và naproxen natri (Aleve, Anaprox, …), ketoprofen,
  • Các loại thuốc thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs), alendronate (Fosamax) và risedronate (Actonel), có thể làm tăng đáng kể khả năng phát triển bệnh đau dạ dày.

Các nguyên nhân khác

  • Căng thẳng lâu ngày
  • Nghiện thuốc lá
  • Những người bị thiếu sắt, thiếu axit folic
  • Thay đổi nồng độ hormone nội tiết trong cơ thể thời kì kinh nguyệt, mang thai, tiền mãn kinh, mắc một số bệnh nội tiết như thiểu năng cận giáp, suy tuyến yên, bệnh Hashimoto

Đau dạ dày cấp có nguy hiểm không?

Hiểu đúng về bệnh đau dạ dày cấp tính sẽ biết viêm dạ dày cấp không nguy hiểm nếu phát hiện và điều trị tích cực từ sớm. Nhưng nếu đau dạ dày cấp kéo dài mà không can thiệp điều trị kịp thời thì có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính và gây ra một số vấn đề sau:

(1) Cơn đau hành hạ gây ảnh hưởng tới công việc, đời sống sinh hoạt cá nhân, khiến người bệnh chán ăn mất ngủ, cơ thể gầy yếu, giảm sút sức đề kháng.

(2) Đau dạ dày có thể gây xuất huyết từ bên trong khiến cơ thể bị mất máu, thiếu máu nghiêm trọng cần phải nhập viện truyền máu khẩn cấp. Mất máu nghiêm trong thường gây ói mửa, ngất xỉu, phân dính máu hoặc phân có màu đen. Đây là dấu hiệu nguy hiểm cần hết sức lưu ý.

(3) Thành dạ dày có thể bị thủng làm tăng cao nguy cơ nhiễm trùng gây ra viêm phúc mạc. Dấu hiệu nhận biết là cơn đau bụng đột ngột rất dữ dội, ớn lạnh và khát nước cực độ.

(4) Đau dạ dày cấp tính có thể gây hẹp môn vị thậm chí ung thư dạ dày.

Điều trị viêm dạ dày cấp thế nào?

Đau dạ dày cấp không quá khó điều trị. Bệnh nhân hiểu đúng về bệnh đau dạ dày cấp tính sẽ biết hướng điều trị chủ yếu dựa vào các nguyên nhân gây bệnh.

Bệnh nhân sẽ được nội soi và sinh thiết dạ dày để xác định xem có phải vi khuẩn HP là nguyên nhân gây bệnh hay không.

Nếu vi khuẩn HP là thủ phạm gây bệnh, thông thường bác sĩ sẽ kê đơn thuốc uống kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn này. Aspirin và các loại thuốc kháng viêm không kê đơn khác có thể được sử dụng giúp giảm đau tạm thời tuy nhiên không được lạm dụng vì có thể làm cho cơn đau trầm trọng hơn về lâu dài.

Với trường hợp đau dạ dày do ngộ độc thực phẩm thì cần rửa sạch dạ dày và ruột càng sớm càng tốt.

Nếu bệnh nhân bị đau dạ dày vì căng thẳng lâu ngày, thói quen hút thuốc, uống nhiều bia rượu thì cần phải thay đổi lối sống tích cực.

Một số loại thuốc điều trị đau dạ dày cấp

– Thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh:  Amoxicillin, Clarithromycin, Tetracyclin, Metronidazole

– Thuốc kháng axit: Pepto-Bismol , TUMS

– Thuốc ức chế bơm proton: Ranitidine, Omeprazole, Nizatidine, Lansoprazole, Esomeprazole…

– Thuốc bao vết loét: Ucralfate (Carafate) và Misoprostol (Cytotec).

Một số mẹo giảm đau dạ dày cấp nhanh chóng

Chườm nóng hoặc lạnh giúp giảm đau dạ dày
Chườm nóng hoặc lạnh giúp giảm đau dạ dày

Chườm nóng hoặc chườm lạnh bụng giúp cho dạ dày bớt co thắt làm giảm cơn đau nhanh chóng. Vậy nên khi bị đau bạn nên chuẩn bị một khăn chườm lạnh có bọc đá hoặc túi chườm ấm để đắp lên bụng khoảng 15 phút, nghỉ ngơi tại chỗ, tránh vận động để giảm đau.

Ăn bánh mì: khi thức ăn tiêu hóa hết, bạn sẽ cảm thấy đói bụng, song dịch vị vẫn tiết ra nhiều và tác động vào các vết loét gây đau đớn. Vì thế lúc này bạn nên ăn một chút bánh mì khô để có thể nhanh chóng thấm hút dịch vị khiến bụng dạ bớt khó chịu hơn.

Một số bài thuốc chữa đau dạ dày tại nhà

Uống trà gừng

Gingerol Shogaol là 2 hợp chất tạo nên vị cay đặc trưng của củ gừng, có tác dụng giảm đau, kháng viêm thường được dùng để điều chế các loại thuốc hỗ trợ điều trị bệnh nhân xương khớp, dạ dày và ung bướu.

Đồng thời, một số nghiên cứu cũng cho rằng gừng có tác dụng chống buồn nôn, kích thích thèm ăn rất hiệu quả. Do đó giảm đau dạ dày bằng gừng rất tốt mà lại có lợi cho hệ tiêu hóa.

Người bị đau dạ dày nên uống trà gừng mỗi ngày để thúc đẩy hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, giảm thiểu tình trạng đầy bụng, khó tiêu đồng thời ức chế sự phát triển của các mầm bệnh trong đường ruột.

Hướng dẫn:

Rửa sạch 1 nhánh gừng tươi sau đó bào vỏ và thái lát mỏng.

Cho gừng đã thái lát cùng 200ml vào nồi đun sôi, tắt bếp sau khi nước sôi 5 phút.

Chờ cho nước gừng nguôi bớt chỉ còn hơi ấm thì thêm 1 thìa cà phê mật ong để uống lúc bị đau.

Uống nước cơm

Nước cơm rất tốt cho người đau dạ dày
Nước cơm rất tốt cho người đau dạ dày

Nước cơm rất tốt để bảo vệ lớp chất nhầy quanh niêm mạc dạ dày. Vì thế bạn có thể chắt nước cơm khi đang sôi để uống giúp chữa bệnh đau dạ dày. Bạn nên cho nhiều nước hơn bình thường để khi chắt ra được nhiều nước mà nồi không bị cạn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo hướng dẫn để tự thực hiện các bài thuốc chữa đau dạ dày dân gian đơn giản tại nhà như là uống mật ong và bột nghệ, giảm đau dạ dày bằng chuối hột, ăn sung trị đau dạ day….tham khảo chi tiết tại bài viết: 10 bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày hiệu quả

Thay đổi lối sống để phòng ngừa đồng thời ngăn chặn bệnh chuyển sang mãn tính.

Bạn có thể tránh khỏi bệnh dạ dày nếu như tuân thủ các lời khuyên sau:

Vi khuẩn HP có thể truyền từ người này sang người khác thông qua thức ăn và đường miệng (như hôn nhau, dùng chung bát đũa…). Vì thế để bảo vệ bản thân khỏi nhiễm trùng thì nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, ăn thực phẩm đã nấu chín hoàn toàn, không dùng chung bát đũa với người bị dạ dày.

Hãy thận trọng trước khi sử dụng bất kì loại thuốc giảm đau nào. Không tự ý mua thuốc về điều trị. Người bị đau dạ dày nên sử dụng đơn thuốc do bác sĩ kê toa giúp điều trị tích cực và hạn chế tác dụng phụ.

Thực hiện chế độ ăn uống khoa học bằng cách:

  • Tránh những thức ăn dễ gây lạnh bụng, không đảm bảo vệ sinh như tiết canh, rau sống, gỏi…
  • Hạn chế ăn các loại thực phẩm có nhiều axit như là dưa muối, kim chi, măng ngâm,  chanh, xoài xanh…
  • Tuyệt đối không uống rượu bia đặc biệt là trong lúc đói bụng. Rượu không chỉ phá hủy lớp rào chắn bảo vệ tại niêm mạc dạ dày mà nó còn là nguyên nhân của các bệnh về gan thận khác rất nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng.

Cân bằng giữa chế độ làm việc và nghỉ ngơi để tránh gây ra căng thẳng, áp lực trong cuộc sống làm ảnh hưởng tới dạ dày.

Trên đây là toàn bộ thông tin bạn cần biết về bệnh dạ dày cấp tính. Hiểu đúng về bệnh đau dạ dày cấp tính sẽ giúp bạn tìm ra hướng điều trị tích cực cho bản thân và gia đình. Nếu bạn có thêm bất cứ thắc mắc nào về căn bệnh này thì có thể để lại bình luận ở dưới bài viết hoặc liên hệ tới Hotline 0914 674 022 để được hỗ trợ sớm nhất.

 

Các Bạn Có Thể Quan Tâm: tác dụng của nghệ nanotrào nguoc da day thuc quantrào ngược dạ dày ăn gìbệnh lý trào ngược dạ dày ở trẻcách xử lý trào ngược dạ dày