Dấu hiệu và phương pháp điều trị viêm loét dạ dày nhiễm khuẩn HP

Viêm dạ dày có khuẩn HP là một dạng biến thể của viêm dạ dày sẽ mất thời gian điều trị lâu hơn và có thể gây ra ung thư dạ dày. Tuy nhiên, không phải cứ bị viêm dạ dày có khuẩn HP là sẽ bị ung thư dạ dày. Cùng tìm hiểu về dấu hiệu và phương pháp điều trị viêm dạ dày có khuẩn Hp.

Dấu hiệu của bệnh viêm loét dạ dày nhiễm khuẩn Hp

Hôi miệng

Hôi miệng là dấu hiệu khá phổ biến và nhiều người cho rằng nguyên nhân là do vệ sinh răng miệng chưa đúng cách. Tuy nhiên một lý do khác gây nên hôi miệng đó chính là khi dạ dày nhiễm vi khuẩn Hp nặng.

Nguyên nhân của tình trạng này là vi khuẩn Hp có thể gây ra viêm dạ dày, xuất huyết dạ dày, trào ngược dạ dày…  các bệnh này thường có triệu chứng đẩy trào ngược khí trong dạ dày lên đường miệng làm cho hơi thở có mùi hôi khó chịu. Trào ngược còn làm acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản, khoang miệng có thể phân hủy tế bào gây hoại tử và hình thành mùi hôi dữ dội.

Viêm dạ dày có vi khuẩn Hp gây hôi miệng

Rối loạn tiêu hóa

Sự gia tăng vi khuẩn HP trong dạ dày gây tổn thương niêm mạc dạ dày và gây tình trạng khó tiêu. Nếu ngay cả khi ăn rất ít thức ăn, chúng ta vẫn sẽ có cảm giác đầy bụng khó chịu đây có thể là một dấu hiệu rõ ràng.

Những thực phẩm này nếu không được tiêu hóa kịp thời, chúng sẽ tích tụ trong cơ thể, sẽ có trường hợp phân không được hình thành, hoặc phân không sạch, việc đi đại tiện sẽ bị gián đoạn và việc đi tiểu bất thường sẽ diễn ra.

Thường xuyên bị đói

Nếu nhiễm vi khuẩn HP trong cơ thể thì có thể khiến bạn gặp cảm giác đói thường xuyên. Vi khuẩn này ảnh hưởng đến tiêu hóa của cơ thể khiến chúng ta thường xuyên đầy hơi. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, lượng thức ăn và dinh dưỡng nạp vào cơ thể không đủ, gây ra cảm giác mệt mỏi và đói. Điều đó sẽ tác động xấu đến cơ thể và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hằng ngày.

Phương pháp phát hiện khuẩn HP

Phát hiện viêm dạ dày có vi khuẩn HP bằng phương pháp xâm lấn

Những dấu hiệu của viêm dạ dày có khuẩn HP không rõ rệt và dễ bị nhầm tưởng là bệnh viêm da dày. Do đó, phương pháp y học được sử dụng để phát hiện bệnh chuẩn xác nhất, có 2 phương pháp phổ biến điều trị viêm loét dạ dày nhiễm khuẩn HP nhất dưới đây:

  • Phương pháp xâm lấn: Người bệnh sẽ được nội soi dạ dày, tá tràng, nhận định tính trạng bện viêm loét dạ dày. Đồng thời bác sĩ sẽ lấy mấu mô sinh thiết để tiến hành test Urease nhanh và sinh thiết mô bệnh học hay nuôi cấy vi khuẩn.
  • Bệnh nhân được tiến hành nội soi dạ dày tá tràng, đánh giá tình trạng bệnh viêm loét dạ dày – tá
  • Phương pháp không xâm lấn: Người bệnh không cần nội soi dạ dày mà phát hiện vi khuẩn HP bằng 1 trong 3 cách: kiểm tra hơi thở, xét nghiệm tìm vi khuẩn HP trong phân, Xét nghiệm tìm kháng khuẩn kháng HP (cách này ít được sử dụng.

Điều trị bênh viêm loét dạ dày nhiễm khuẩn HP

Tùy vào tình trạng viêm dạ dày có khuẩn HP mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau. DƯới đây là một số  phương pháp phổ biến điều trị viêm loét dạ dày nhiễm khuẩn HP:

  • Điều trị tiêu diệt vi khuẩn HP: Phương pháp áp dụng cho các trường hợp: viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày, thiếu máu do thiếu sắt, xuất huyết giảm tiểu cầu
  • Điều trị dự phòng ung thư dạ dày cho người nhiễm khuẩn HP: Tiền sử gia đình có người bị ung thư dạ dày, có polyp dạ dày, viêm teo niêm mạc dạ dày đã sử dụng thuốc chống viêm không steroid(NSAIDs) kéo dài hoặc người mong muốn diệt trừ HP.
  • Phương pháp điều trị HP bằng thuốc (kết hợp các loại kháng sinh và 1 loại thuốc giảm tiết acid dịch vị. Phương pháp này có thể gây một số tác dụng phụ như phân đen, tiêu chảy, rối loạn vị giác (vị kim loại)…

Trên đây là một số thông tin cơ bản về những dấu hiệu và phương pháp điều trị viêm loét dạ dày nhiễm khuẩn HP. Nếu bạn cảm thấy những biểu hiện của bệnh mà chưa chắc chắn thì tốt nhất nên tìm tới một cơ sở y tế để kiểm tra và có phương pháp điều trị tốt nhất nhé! Còn có những thắc mắc có thể hõi trực tiếp chuyên gia chúng tôi theo số hotline 0914 674 022 – 0914 307 022!

 

Có Thể Bạn Quan Tâm: Bệnh lý trào ngược dạ dàyĐau thượng vị là dấu hiệu của bệnh gìviêm loét dạ dày cấpnguyên nhân gây viêm loét dạ dày,