Cần làm gì để phòng ngừa viêm loét dạ dày hiệu quả?

Trên thực tế cho thấy, bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày thường hình thành, phát triển dựa trên các nguyên nhân như stress, căng thẳng, ăn uống bất hợp lí, lạm dụng thuốc và chất kích thích… Điều ấy chứng tỏ rằng, nếu áp dụng chế độ sinh hoạt khoa học, bạn hoàn toàn có thể phòng tránh được bệnh này. Vậy cụ thể chúng ta cần làm gì để phòng ngừa viêm loét dạ dày hiệu quả? Cùng tìm hiểu nhé!

Viêm loét dạ dày – “Nỗi đau thời hiện đại”

Ngày nay số lượng người bị đau dạ dày, viêm loét dạ dày cấp tính và mãn tính đang có xu hướng gia tăng ngày càng cao và đây được coi là căn bệnh đáng báo động của xã hội hiện đại.

Lối sống vội vã, hấp tấp, ăn nhanh,vội vàng, ăn không đúng giờ, không đúng bữa, đủ bữa và không nhai kỹ là những nguyên nhân chính gây nên các bệnh dạ dày. Ngoài ra, việc thường xuyên phải đối mặt, chịu đựng căng thẳng, áp lực trong thời gian dài, sử dụng nhiều đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, lạm dụng thuốc kháng sinh… cũng là những nguyên nhân gây bệnh dạ dày và thậm chí còn làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Xã hội hiện đại – bệnh viêm loét dạ dày ngày một gia tăng

Một thực trạng đáng buồn là giờ đây bệnh đau dạ dày có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, đối tượng nào. Từ trẻ em cho đến những người già. Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh đau dạ dày.

Bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng hiện nay rất phổ biến trong nhân dân, căn bệnh được mệnh danh là “nỗi đau của xã hội hiện đại” này đang hằng ngày đe dọa và gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh hoạt và công việc của người bệnh. Theo thống kê, có khoảng 10% dân số Việt Nam hiện nay mắc bệnh viêm loét dạ dày, đau dạ dày và bệnh kéo dài cho đến cuối đời. Và điều đáng chú ý hơn đó là tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn rất nhiều so với nữ giới.

Bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày thường gây ra những triệu chứng đau đớn và khó chịu, mang lại rất nhiều bất tiện cho người bệnh. Sống chung với bệnh đau dạ dày trong thời gian dài sẽ mà không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ khiến bệnh nặng trầm trọng hơn và có thể dẫn đến viêm loét dạ dày mãn tính. Việc điều trị bệnh hiện nay cũng thường gặp nhiều khó khăn bởi thói quen ăn uống, làm việc thiếu khoa học của người bệnh đã được hình thành từ lâu, khó thay đổi. hoặc người bệnh khi dùng thuốc được 1 thời gian thì thấy bệnh thuyên giảm và dừng thuốc ngay khiến cho bệnh cứ tái phát thường xuyên, khó kiểm soát.

Nhiều người vẫn cho rằng, đau dạ dày, viêm loét dạ dày là bệnh nan y do có nhiều biến chứng mà lại khó chữa khỏi, dễ tái phát. Tuy nhiên, nhờ những tiến bộ vượt bậc của nền y khoa hiện nay, bệnh đã có thể điều trị dứt điểm. Thế nhưng cần làm gì để phòng ngừa viêm loét dạ dày hiệu quả? Chính chế độ dinh dưỡng hợp lí, khoa học lại đóng vai trò quyết định rất nhiều trong việc phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày.

Biện pháp phòng ngừa viêm loét dạ dày hiệu quả

Phòng ngừa lây nhiễm HP

Vi khuẩn HP – nguyên nhân hàng đầu gây viêm loét dạ dày

Vi khuẩn HP là nguyên nhân chính của hơn 90% trường hợp bị viêm loét dạ dày cấp và mãn tính. Loại vi khuẩn này chủ yếu sống bên trong dạ dày, chúng có thể dễ dàng lây nhiễm qua lại giữa các đối tượng thông qua đường truyền miệng hoặc đường phân miệng.

Vì thế để phòng tránh loại vi khuẩn này, chúng ta cần:

  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Thực hiện thói quen ăn chín uống sôi
  • Không ăn đồ lạnh, tanh, sống như gỏi nộm, tiết canh, cháo lòng…
  • Cần đậy kĩ thức ăn sau khi nấu chín để tránh ruồi muỗi đẻ trứng, mang mầm bệnh vào trong thức ăn
  • Rửa sạch tay với xà phòng sau khi đại tiểu tiện và trước khi ăn
  • Tránh dùng tay tiếp xúc trực tiếp với những khu vực bẩn thỉu như, bồn vệ sinh, tay vịn cửa, cầu thang,…
  • Không ăn uống chung bát đũa, cốc nước với người bị viêm dạ dày dương tính với vi khuẩn HP

Hình thành thói quen ăn uống điều độ

Những thói quen ăn uống không đúng cách cũng là một trong những lý do khiến cho dạ dày ngày càng suy yếu, hoạt động kém. Vì thế nếu không muốn viêm loét dạ dày tái phát, người bệnh nên lưu ý những điều sau:

  • Nên ăn chậm và nhai kĩ, ăn từng miếng nhỏ, tránh nhồi nhét thức ăn, ăn quá no khiến cho dạ dày phải tăng cường co bóp và bị quá tải
  • Tránh xem ti vi trong lúc ăn để không làm dạ dày bị căng thẳng
  • Không há miệng cười nói trong khi ăn vì chúng ta sẽ dễ nuốt thêm khí vào dạ dày khiến cho bụng căng chướng, đầy hơi, dễ bị trào ngược dạ dày
  • Ăn uống đúng giờ giấc, không ăn khuya, không bỏ bữa
  • Nếu cảm thấy đói, hãy uống 1 ly sữa ấm. Nó sẽ giúp xoa dịu và bảo vệ dạ dày, giúp bạn ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn.
  • Nên uống canh hoặc một chút nước sau khi ăn để làm sạch khoang miệng và hỗ trợ đường ruột tiêu hóa tốt hơn
  • Sau bữa ăn, không nên hoạt động mạnh hoặc lao động trí óc căng thẳng bởi dễ gây “mất tập trung” cho hệ tiêu hóa, khiến năng lượng phải phân chia cho các hoạt động của cơ quan khác khiến dạ dày hoạt động quá tải, kém hiệu quả và dễ bị đau dạ dày.

Cân bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Bệnh viêm loét dạ dày nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả

  • Kết hợp đa dạng các loại thực phẩm, tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả và các loại chất béo tốt cho cơ thể.
  • Người đang bị dạ dày nên ăn những thực phẩm lỏng, mềm và chế biến ở dạng hấp luộc, ninh nhừ để dễ tiêu hóa
  • Nên ăn những thực phẩm giúp thấm hút dịch vị, giảm đau dạ dày như bánh mì mềm, xôi, bánh chưng..
  • Không nên ăn những món cứng, nhiều xơ, nhiều gân, không nên chế biến nhiều gia vị, dầu mỡ, đồ ăn cay nóng
  • Tránh ăn những thực phẩm chua có tính axit làm kích thích dạ dày như: măng chua, dưa chua, cam, chanh, xoài xanh, khế chua…

Tránh xa chất kích thích

Cần làm gì để phòng ngừa viêm loét dạ dày hiệu quả? Câu trả lời là tránh xa chất kích thích. Theo kết quả của nhiều nghiên cứu cho thấy, hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày trở nên cao hơn và làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Thuốc lá là nguyên nhân chính khiến cho mạch máu trong hệ tiêu hóa bị co lại, ảnh hưởng trực tiếp tới việc cung cấp máu cho các tế bào thành dạ dày, làm cho sức đề kháng của niêm mạc dạ dày giảm sút nghiêm trọng.

Vì vậy, muốn phòng ngừa viêm loét dạ dày thì cần tránh xa thuốc là và cả rượu bia.

Kiểm soát căng thẳng

Căng thẳng, stress là những rối loạn tâm lý không thể tránh được trong cuộc sống. Ai ai cũng có thể từng một hoặc nhiều lần bị hành hạ bởi những cơn căng thẳng.

Tuy nhiên, chúng ta cần biết kiểm soát nó. Không để căng thẳng kéo dài và diễn biến ở mức độ trầm trọng. Bởi căng thẳng có thể gây bất lợi cho những yếu tố bảo vệ dạ dày (gây suy yếu lớp dịch nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày và giảm sút sức đề kháng cơ thể). Do đó, cần cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi, vui chơi. Tránh để các áp lực trong công việc, gia đình ảnh hưởng tới sức khỏe dạ dày nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung.

Cẩn trọng khi dùng thuốc Tây trong điều trị viêm loét dạ dày

Cẩn trọng trước khi sử dụng thuốc

Đôi khi do thay đổi thời tiết hay làm việc mệt nhọc khiến cơ thể bị bệnh vặt. Hầu hết, những trường hợp như vậy chúng ta thường tự mua thuốc về nhà để điều trị cho bản thân. Các loại thuốc phổ biến thường được sử dụng như: thuốc giảm sốt, thuốc giảm đau đầu, thuốc trị viêm nhức xương khớp, thuốc trị tiêu chảy…

Phần nhiều trong số đó là những loại kháng sinh không steroid (NAISD) . Những thuốc này nếu sử dụng lâu dài, không tuân theo liều lượng cụ thể của bác sĩ có thể dẫn tới nhiều tác dụng phụ gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Một trong số đó là tác hại đến dạ dày.

Đa phần, kháng sinh NAISD được chiết xuất từ vi sinh vật và nấm để tiêu diệt sự phát triển của các vi khuẩn khác. Thế nhưng, khi vào tới đường ruột, các loại kháng sinh này sẽ không thể nào phân biệt được đâu là vi khuẩn có hại và đâu là vi khuẩn có lợi, chúng sẽ tiêu diệt cả 2 để loại trừ bệnh tật. Chính vì thế mà sau khi uống thuốc, những triệu chứng của “bệnh vặt” có thể biến mất nhưng sức khỏe dạ dày cũng theo đó mà đi xuống.

Vì thế, để bảo vệ sức khỏe dạ dày cũng như tránh được tối đa các tác dụng phụ không mong muốn do việc sử dụng thuốc thì bản thân mỗi người cần nhận thức được tác hại của việc lạm dụng thuốc sẽ ảnh hưởng như thế nào tới cơ thể.

Hơn nữa, trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào cũng nên tham khảo ý kiến chuyên gia y tế, sử dụng đúng liều lượng thuốc, đúng thời gian quy định, không tự ý thay đổi thuốc hoặc tăng liều lượng.

Nếu bạn vốn đã có bệnh lí về dạ dày, bạn nên nhờ tới sự tư vấn của bác sĩ để chọn được những loại thuốc kháng viêm phù hợp nhất, ít gây hại cho dạ dày nhất.

Nói tóm lại thông qua bài viết Cần làm gì để phòng ngừa viêm loét dạ dày hiệu quả? Bạn đọc đã có thêm những thông tin chính xác trong cách phòng và điều trị viêm loét dạ dày. Bệnh đau dạ dày tuy phổ biến nhưng lại có thể hoàn toàn phòng tránh được nếu có chế độ dinh dưỡng và thói quen sống lành mạnh. Hãy áp dụng và thực hiện những chế độ này một cách linh hoạt để có được một sức khỏe tốt nhé! Liên hệ ngay nếu có bất kì những thắc mắc cần giải đáp 0914 674 022 – 0914 307 022!

 

Có Thể Bạn Quan Tâm: Bệnh lý trào ngược dạ dàyĐau thượng vị là dấu hiệu của bệnh gìviêm loét dạ dày cấpnguyên nhân gây viêm loét dạ dàyđiều trị viêm loét dạ dày bao lâu