Nhận thức đúng về viêm loét dạ dày có vi khuẩn Hp

Viêm dạ dày có khuẩn HP là một dạng biến thể của viêm dạ dày sẽ mất thời gian điều trị lâu hơn và có thể gây ra ung thư dạ dày. Tuy nhiên, không phải cứ bị viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP là sẽ bị ung thư dạ dày. Cùng tìm hiểu một số thông tin về vi khuẩn HP và bệnh viêm da dày qua bài viết này để có những kiến thức đúng nha.

  1. Viêm dạ dày có khuẩn HP là gì?

Vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori) là một loại vi khuẩn sinh sống và phát triển trong dạ dày người. Vi khuẩn HP sống được bằng cách tự tiết ra Enzyme Urease giúp trung hòa độ acid trong dạ dày. Vi khuẩn có làm viêm dạ dày phát triển và là nguyên nhân chính gây ra viêm loét dạ dày, tá tràng, ung thư dạ dày. Theo nghiên cứu, chỉ có khoảng 1% những người nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori có nguy cơ mắc ung thư.

  1. Lây nhiễm khuẩn HP

Viêm dạ dày có khuẩn HP có thể lây sang người khác

Người bị viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP có thể lây truyền cho người khác qua 3 đường cơ bản:

  • Đường miệng – miệng: Đây là đường lây truyền chủ yếu của vi khuẩn HP, lây lan do tiếp xúc nước bọt hay dịch tiết đường tiêu hóa của người mắc bệnh và người lành. Thông thường trong gia đình có người nhiễm HP thì khả năng những người khác cũng nhiễm là rất cao.
  • Đường phân – miệng: Vi khuẩn đào thải qua phân và là nguồn lây lan sang cộng đồng, do thói quen sinh hoạt ăn đồ sống nên có thể bị nhiễm vi khuẩn HP.
  • Đường khác: Có thể bị lây nhiễm do khám chung các thiết bị y tế như nội soi dạ dày, soi tai mũi họng, dụng cụ nha khoa,… Nên việc vệ sinh tiệt trùng các thiết bị y tế sau mỗi lần sử dụng cho các đối tượng khác nhau là cần thiết để tránh lây nhiễm HP.

Trẻ nhỏ có nguy cơ lây nhiễm cao về viêm dạ dày có HP

  1. Ai dễ bị viêm dạ dày có khuẩn HP?

Mọi đối tượng đều có nguy cơ bị nhiễm khuẩn HP. Theo nghiên cứu, trên thế giới có khoảng 50% dân số bị nhiễm vi khuẩn HP. Tỉ lệ này phụ thuộc vào một số yếu tố khác nhau như khu vực địa lý, tuổi tác, thói quen sinh hoạt, điều kiện đới sống. Ở Việt Nam, theo bác sĩ Vũ Trường Khanh, trưởng khoa Tiêu hóa của Bênh viện Bạch Mai, Việt Nam có 60 – 70% dân số bị nhiếm khuẩn HP, Hà Nội khoảng 70%, Hồ  Chí Minh khoảng 90% dân số người bị viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP.

Trong các đối tượng dễ mắc bệnh, trẻ nhỏ có nguy cơ nhiễm khuẩn HP cao do bố mẹ hay người thân tự thân có khuẩn HP có thói quen hôi môi, mớm thức ăn cho trẻ.

  1. Dấu hiệu của viêm dạ dày có khuẩn HP

Những người bị bênh viêm loét dạ dày có vi khuẩn HP thường có một số ấy hiệu không rõ rệt, gần giống như bệnh dạ dày thông thường. Người bệnh có thể cảm thấy đau bụng vùng thượng vị, đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, cảm thấy nóng vùng bụng…. Khi gặp một số dấu hiệu như vậy, tốt nhất nên tới các bệnh viện để thăm khám để đưa biết được kết quả chính xác và phương pháp điểu trị hiệu quả nhất.

Trên đây là một số thông tin chi tiết về cách nhận thức đúng về viêm loét dạ dày có vi khuẩn Hp. Nếu có bất kì thắc mắc nào về các bệnh lý dạ dày như viêm loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày có vi khuẩn HP, trào ngược dạ dày thực quản… có thể liên hệ ngay số Hotline 0914 674 022 – 0914 307 022 để được các chuyên gia giải đáp!

 

Các Bạn Có Thể Quan Tâm: tác dụng của nghệ nanotrào nguoc da day thuc quantrào ngược dạ dày ăn gìbệnh lý trào ngược dạ dày ở trẻcách xử lý trào ngược dạ dày