Một số người bệnh thường gặp biểu hiện khó thở khi bị trào ngược dạ dày. Vậy tại sao trào ngược dạ dày gây khó thở? Triệu chứng này là do đâu và có nguy hiểm hay không? Các bạn hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Những triệu chứng trào ngược acid dạ dày điển hình
Ợ chua, ợ nóng…biểu hiện của trào ngược dạ dày
Trào ngược acid dạ dày, trào ngược dịch dạ dày… là hiện tượng dịch dạ dày (bao gồm acid, pepsin và có thể bao gồm cả thức ăn) bị trào ngược lên vùng thực quản gây ra các triệu chứng sau:
Ợ chua, ợ nóng:
Ợ hơi là dấu hiệu sớm của trào ngược dạ dày thực quản. Ợ nóng là cảm giác nóng rát từ vùng thượng vị, dưới xương ức lan lên phía cổ.
Ợ chua thường đi kèm với ợ nóng và ợ hơi, để lại vị chua trong miệng.
Các triệu chứng này thường xuất hiện sau khi ăn no, nằm ngủ, đầy bụng khó tiêu và thường gặp nhất vào ban đêm.
Đau tức vùng thượng vị:
Cảm giác đau tức vùng thượng vị, đè ép, thắt ở ngực, lan ra cánh tay và sau lưng. (Cần phân biệt với đau do viêm loét dạ dày hay các bệnh lý tim, phổi gây ra)
Nguyên nhân gây triệu chứng này là acid dạ dày trào ngược lên các đầu mút sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, kích thích các đầu mút sợi thần kinh gây đau.
Tiết nước bọt nhiều: Người bị trào ngược axit dạ dày thường có tình trạng tiết nước bọt nhiều. Đây được coi là là phản ứng sinh lý của cơ thể nhằm trung hòa lượng acid trào lên trên thực quản.
Viêm phổi: Viêm phổi cũng được coi là triệu chứng điển hình của bệnh trào ngược acid dạ dày. Lý do là bởi dịch vị có trong dạ dày khi bị đẩy lên vùng thực quản có thể tràn vào phổi và gây nên tình trạng viêm nhiễm.
Miệng có vị đắng: Trào ngược acid dạ dày thường khiến dịch mật tiết ra nhiều hơn bình thường và gây cảm giác đắng miệng.
Hen suyễn: Hen suyễn là triệu chứng trào ngược axit dạ dày hay gặp nhất vào ban đêm.
Chứng khó nuốt: Do lượng axit dạ dày trào ngược lên với mức độ nhiều và tần suất lớn gây ra hiện tượng phù nề và sưng tấy niêm mạc thực quản. Vì vậy người mắc chứng trào ngược dạ dày thường có cảm giác khó nuốt hoặc vướng ở cổ.
Khan tiếng, ho: Triệu chứng này xuất hiện là do dây thanh quản tiếp xúc với acid dạ dày dẫn đến sưng tấy, khan tiếng và lâu ngày chuyển thành ho.
Nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng khó thở khi bị trào ngược acid
Dư thừa acid trong dạ dày làm thức ăn với dịch vị bị đẩy lên
Khó thở thường không phải là những triệu chứng điển hình và phổ biến của bệnh trào ngược acid. Thế nên, mỗi khi nó xuất hiện lại khiến cho nhiều người vô cùng lo sợ.
Để giải đáp chi tiết về triệu chứng này, các chuyên gia y tế cho biết.
Thông thường khi dung nạp các loại thức ăn, thực quản sẽ mở ra để đón nhận thức ăn và sau đó sẽ đóng lại để ngăn không cho thức ăn trào ngược lên thực quản. Với cơ chế như trên, khi 1 trong 2 bộ phận bị quá tải hoặc giảm thiểu chức năng sẽ dẫn tới tình trạng dịch vị dạ dày cùng thức ăn bị đẩy ngược lên trên.
Tình trạng này có thể gây ra phản xạ co rút của các khối cơ ở lồng ngực chèn ép lên khí quản khiến đường thở bị tắc nghẽn tạm thời gây ra triệu chứng khó thở, ngạt mũi.
Ngoài ra, acid HCL trong dịch vị có thể làm kích ứng các gây thần kinh hô hấp, hoặc lan vào các đường dẫn khí nhỏ gây ra các phản xạ phòng thủ như ho, co thắt đường thở và tăng tiết chất nhầy.
Các chuyên gia cho rằng, khó thở triệu chứng hiếm gặp của trào ngược thực quản nhưng nó lại là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cần chú ý.
Khó thở kéo dài có thể gây ra tình trạng hen suyễn hoặc viêm phế quản, viêm phổi hay các biến chứng nghiêm trọng khác như hẹp thực quản, Barett thực quản thậm chí là ung thư thực quản.
Theo báo cáo công bố trên tạp chí GUT vào tháng 12/2007 cho biết, các triệu chứng của trào ngược thực quản trong đó có khó thở là nguyên nhân gây ra 59% tình trạng hen suyễn ở những bệnh nhân bị trào ngược axit.
Vì thế nên nếu bạn bị khó thở do trào ngược dạ dày, bạn nên đi khám sớm để làm rõ vấn đề của mình và có giải pháp điều trị phù hợp, hạn chế nguy cơ biến chứng xấu trong tương lai.
Luyện tập thể thao nhẹ nhàng, ăn uống khoa học giúp giảm trào ngược dạ dày
Một số phương pháp hạn chế khó chịu của chứng trào ngược acid dạ dày
Sử dụng thuốc Tây theo kê đơn của chuyên gia, bác sĩ: Thuốc tạo màng ngăn, thuốc điều hòa nhu động ruột, thuốc tăng trợ lực cơ thắt dưới thực quản, thuốc ức chế bơm proton…
Xây dựng lối sống lành mạnh – khoa học: Để phòng ngừa và chữa chứng trào axit ngược dạ dày, người bệnh cần xây dựng lối sống lành mạnh bằng những thói quen tích cực như cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh các thực phẩm dễ tích khí, gây chướng bụng hay có mùi vị mạnh để không làm dạ dày bị kích thích.
Dùng các bài thuốc dân gian: Các bài thuốc nam từ thảo dược tự nhiên chữa trào ngược dạ dày như: cam thảo, cây lô hội, gừng, hoa cúc, củ nghệ, thì là, đu đủ… cũng là cách mà nhiều người bệnh áp dụng. Các bài thuốc này thường an toàn, lành tính nhưng cho kết quả khá chậm.
Sử dụng thực phẩm bảo về sức khỏe: Đây là phương pháp mới. Tuy nhiên nó cũng rất an toàn và cho hiệu quả tốt. Các loại thực phẩm hỗ trợ ngăn ngừa và trì hoãn tình trạng bệnh trở nên xấu đi. Chúng rất tiện lợi để dùng trong thời gian lâu dài mà không hề có biến chứng hoặc gây ra dị ứng. Đây cũng chính là lựa chọn của rất nhiều người mắc chứng trào ngược axit dạ dày hiện nay.
Bài viết đã giúp bạn đọc trả lời cho câu hỏi “Tại sao trào ngược dạ dày gây khó thở?“. Để có thể ngăn ngừa và giảm thiểu những cảm giác khó chịu hoặc biến chứng của bệnh trào ngược axit dạ dày, người bệnh có thể kết hợp sử dụng những cách trên hoặc lựa chọn 1 cách phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân nhất. Nếu không thấy tình trạng bệnh thuyên giảm, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám sớm nhất.
Có Thể Bạn Quan Tâm: Bệnh lý trào ngược dạ dày, Đau thượng vị là dấu hiệu của bệnh gì, nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, điều trị viêm loét dạ dày bao lâu