Viêm dạ dày cấp có nguy hiểm không?

Viêm loét dạ dày cấp là một trong những bệnh lí về đường tiêu hóa cực kì phổ biến. Theo điều tra, có khoảng 45% người ở độ tuổi 18 – 55 bị viêm loét dạ dày, trong đó có tới 50% bệnh nhân bị viêm dạ dày cấp tính. Vậy viêm dạ dày cấp có nguy hiểm không? Lời giải đáp sẽ có trong bài viết dưới đây.

Thông tin nhanh về bệnh viêm dạ dày cấp

Viêm dạ dày cấp là gì?

Thành dạ dày gồm có 5 lớp: trên cùng là lớp niêm mạc chứa các tuyến của dạ dày, sau đó là tấm dưới niêm mạc, rồi đến lớp cơ,  tấm dưới thanh mạc và thanh mạc

Viêm loét dạ dày cấp tính là tình trạng lớp niêm mạc ở trên cùng của dạ dày bị sưng đỏ, trầy xước hoặc trợt lở. Đây là những tổn thương nông trên bề mặt. Tình trạng viêm dạ dày cấp thường khởi phát đội ngột và qua đi nhanh chóng.

Biểu hiện khi bị viêm dạ dày cấp rất dễ nhận thấy

Nguyên nhân viêm dạ dày cấp

Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chứng viêm dạ dày cấp là do thói quen ăn uống kém lành mạnh, sử dụng nhiều bia rượu, các đồ uống có cồn sẽ kích thích làm suy yếu lớp chất nhầy bảo vệ dạ dày và tấn công vào niêm mạc gây sưng phù.

Thứ 2, là do ngộ độc trong thức ăn không đảm bảo vệ sinh, vi khuẩn gây bệnh từ môi trường.

Thứ 3, là do người bệnh bị nhiễm siêu vi, gây phải ứng trên đường tiêu hóa khi cảm sốt.

Thứ 4, người bệnh thường hay tự ý sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau (ví dụ như thuốc giảm đau đầu, thuốc giảm viêm tấy xương khớp) gây ra những tác dụng phụ đáng ngại làm ảnh hưởng tới sức khỏe dạ dày.

Thứ 5, là do căng thẳng, stress quá độ gây ra

Thứ 6, các nguyên nhân hiếm gặp khác là do chấn thương, sau phẫu thuật, bức xạ, trào ngược dịch mật, thiếu máu cục bộ cho dạ dày, bị suy thận, suy gan.

Những đối tượng nào hay bị viêm dạ dày cấp?

Các bệnh viện thường ghi nhận nhiều nhất những ca viêm loét dạ dày cấp tính là vào những dịp lễ Tết, có nhiều tiệc tùng như Tết Dương Lịch, Tết Nguyên Đán, Quốc Khánh, Trung Thu…

Viêm loét dạ dày cấp tính thường gặp ở những đối tượng sau:

  • Người đã từng có tiền sử viêm loét dạ dày trước đây.
  • Những người từng bị nhiễm vi khuẩn HP, khi tiếp xúc các yếu tố thuận lợi thì vi khuẩn HP lại quay trở lại, gây viêm dạ dày.
  • Người nghiện thuốc lá và rượu bia. Khói thuốc âm thầm làm cho những mạch máu nuôi dưỡng dạ dày yếu hơn, khiến dạ dày dễ bị viêm loét.
  • Người thường xuyên ăn uống không điều độ, thực phẩm không hợp vệ sinh.

Biểu hiện viêm dạ dày cấp tính

Viêm dạ dày cấp sẽ gây đau dữ dội vùng thượng vị

Các triệu chứng xảy ra cấp tính và hồi phục cấp tính. Nghĩa là triệu chứng của bệnh diễn ra đột ngột và qua đi nhanh chóng. Biểu hiện rầm rộ trong vòng 3 – 4 ngày đầu, sau đó dịu dần trong 1 – 2 tuần tới, cho đến 1 tháng là hầu như đã biến mất hoàn toàn.

Triệu chứng điển hình nhất là cơn đau dữ dội ở vùng thượng vị, nóng rát đến tận cổ họng.

Ngoài ra, còn có các triệu chứng như là buồn nôn, nôn ra thức ăn, dịch vàng, có thể dính máu đỏ tươi, phân thải ra tối màu

Nếu viêm dạ dày do nhiễm siêu vi thì sốt 38 độ (sốt 39 độ thường hiếm gặp hơn).

Viêm dạ dày cấp có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Trước hết, các biểu hiện của viêm dạ dày cấp tính khiến cho sinh hoạt và công việc của người bệnh bị đảo lộn. Người bệnh không ăn uống được, nôn mửa nhiều, sốt cao, mất điện giải (muối natri hoặc muối kali), khiến cơ thể rất mệt mỏi, tay chân yếu, rối loạn nhịp tim.

Một số trường hợp nghiêm trọng, viêm dạ dày cấp tính có thể gây xuất huyết. Dạ dày bị chảy máu từ những chỗ bị chầy xước tổn thương nặng trong niêm mạc. Người bệnh có biểu hiện là đi cầu phân đen và có thể nôn ra máu.

Tuy vậy, viêm dạ dày cấp tính hoàn toàn có thể chữa trị được triệt để. Nếu người bệnh loại bỏ được các căn nguyên (stress, chế độ ăn uống không khoa học hoặc sử dụng thuốc men) thì việc khắc phục tổn thương viêm cấp khá đơn giản.

Viêm dạ dày cấp có nguy hiểm không? Câu trả lời là có tuy nhiên viêm dạ dày cấp không gây ra ung thư. Mà thường những tổn thương viêm dạ dày mãn tính mới có nguy cơ gây ra ung thư. Nhưng tùy theo tổn thương loạn sản hay tổn thương dị sản ở các mức độ, cấp độ thế nào mà các nguy cơ mắc bệnh khác nhau. Ví dụ như tổn thương teo dạ dày cấp độ nặng có thể dẫn tới sự hình thành khối u lành tính hoặc ác tính trong dạ dày.

Vì vậy, người bệnh khi được chuẩn đoán tổn thương viêm dạ dày thì cần theo lời khuyên của bác sĩ để có định hướng điều trị hiệu quả, tầm soát nguy cơ sớm.

Điều trị viêm dạ dày cấp tính thế nào?

Thông thường với cơn đau viêm dạ dày cấp ở mức nhẹ. Người bệnh sau khi nhập viện được kiểm tra thăm khám lâm sàng và thực hiện một số xét nghiệm cận lâm sàng như X-quang, siêu âm, nội soi thì bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng thuốc giảm đau, kết hợp với các loại thuốc để giảm tiết axit trong dịch vị.

Nếu có sự xuất hiện của vi khuẩn HP thì sử dụng thêm kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn HP để khắc phục triệt để. Bệnh nhân có thể về nhà ngay trong ngày, thuốc được sử dụng tại nhà theo chỉ định của bác sĩ.

Nếu tình trạng nặng, bệnh nhân đau nhiều, đau rất dữ đội, sau khi dùng nhiều phương tiện mà chưa chẩn đoán ra thì phải nằm viện theo dõi thêm 1 – 2 ngày, để quan sát tình trạng, liệu có nguy cớ xảy ra biến chứng không.

Nếu xuất hiện cơn đau viêm dạ dày cấp cần đến bệnh viện ngay

Nếu không có biến chứng hay có dấu hiệu phức tạp thì sẽ cho bệnh nhân sử dụng thuốc thuốc giảm tiết axit, thuốc kháng HP (nếu có)… kết hợp với chế độ ăn uống để ổn định từ từ.

Nếu có biến chứng xuất huyết nghiêm trọng thì bệnh nhân cần được cầm máu ngay lập tức. Sau đó, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh tiêu diệt HP từ 1 – 2 tuần nếu phát hiện vi khuẩn này trong dạ dày và thuốc bao bọc vết loét sử dụng trong 6 – 8 tuần. Bệnh nhân cần thăm khám liên tục hơn để theo dõi tình hình.

Lời khuyên để tránh viêm dạ dày cấp tính

Thứ nhất, không nên sử dụng rượu bia, thực tế có rất nhiều người chưa từng uống rươu bao giờ nhưng vì cuộc vui nên quá chén khiến cho viêm dạ dày cấp bùng phát tức thời.

Thứ 2, khi dùng thuốc giảm đau giảm viêm phải cẩn thận theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng liều hay tự ý mua về sử dụng khi chưa qua ý kiến bác sĩ.

Thứ 3, ăn uống vệ sinh, ăn chín uống sôi, không cơm hàng cháo chợ, ăn uống đúng giờ giấc , để tránh nhiễm khuẩn dạ dày và để dạ dày quen với nhịp sinh học, không bị nhạy cảm hay căng thẳng do làm việc quá tải.

Thứ 4, cần duy trì tinh thần lạc quan, làm việc nghỉ ngơi điều độ, tránh stress gây hại cho dạ dày.

Trên đây là những giải đáp của chúng tôi về câu hỏi “Viêm dạ dày cấp có nguy hiểm không” , nếu bạn đọc còn bất kì thắc mắc nào liên quan đến căn bệnh này hoặc những vấn đề khác về dạ dày vui lòng liên hệ với chúng tôi theo Đường dây nóng (24/7): 0914 674 0220914 307 022 để được tư vấn cụ thể nhất.

 

Có Thể Bạn Quan Tâm: Bệnh lý trào ngược dạ dàyĐau thượng vị là dấu hiệu của bệnh gìnguyên nhân gây viêm loét dạ dàyđiều trị viêm loét dạ dày bao lâu