Hiểu đúng về bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày

Viêm xung huyết hang vị dạ dày là bệnh khá phổ biến hiện nay, bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vậy Viêm xung huyết hang vị dạ dày là gì? Có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu để hiểu đúng về bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày là thế nào nhé!

Vị trí của hang vị dạ dày 

Hang vị nằm ở đâu? Viêm xung huyết hang vị dạ dày là gì?

Trong giải phẫu, dạ dày được chia ra nhiều phần bao gồm Tâm vị, Phình vị, Thân vị, Hang vị và cuối cùng là Hang môn vị.

Hang vị nằm ở vị trí từ bờ cong nhỏ của dạ dày tới lỗ môn vị, có kích thước từ 3 – 5cm bề dài.

Hang vị có nhiệm vụ hỗ trợ cắt thức ăn thành các mảnh nhỏ hơn để cơ thể dễ dàng chuyển hóa và hấp thụ dinh dưỡng. Hầu như thức ăn được chứa ở Hang vị 24/24 nên vùng này rất dễ xảy ra viêm nhiễm.

Viêm xung huyết Hang vị dạ dày là tình trạng niêm mạc Hang vị bị viêm loét, khiến cho các mạch máu ở vùng bị viêm giãn nở do ứ máu nhiều, vùng niêm mạc Hang vị xung huyết bị viêm trở nên đỏ hơn các vùng khác.

Khi các vết loét bị xung huyết này càng phát triển mà không được chăm sóc kịp thời sẽ dẫn đến chảy máu và có nguy cơ gây thủng Hang vị, khiến người bệnh bị tử vong.

Hiểu đúng về bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày

Triệu chứng của viêm xung huyết Hang vị dạ dày

Những biểu hiện của chứng viêm xung huyết Hang vị dạ dày thường không rõ ràng. Không những vậy, các triệu chứng lại khá giống với triệu chứng của các bệnh về đường tiêu hóa khác như là đau dạ dày, trào ngược thực quản.

Triệu chứng của viêm xung huyết Hang vị dạ dày có thể là:

  • Đau và nóng rát thượng vị (vùng nằm dưới xương ức và trên rốn), cơn đau có thể lan ra phía sau lưng, lúc âm ỉ lúc đau quặn.
  • Buồn nôn và nôn
  • Đầy bụng
  • Ợ hơi, ợ chua

Sau thời gian bị viêm loét nặng, vùng Hang vị có thể  bị chảy máu. Các triệu chứng xuất huyết Hang vị sẽ khác nhau phụ thuộc vào vị trí và mức độ chảy máu:

  • Xuất huyết nhẹ – bình thường: Đau bụng, đại tiện thấy phân màu đen như bã cà phê hoặc màu mận đỏ, phân có mùi rất khó chịu.
  • Xuất huyết nghiêm trọng: Cơn đau rất dữ dội, da mặt nhợt nhạt, tái xanh, chóng mặt, đổ mồ hôi hột, tụt huyết áp, có thể bị ngất xỉu hoặc sốc, nôn ra máu đỏ tươi hoặc máu cục, đi ngoài ra máu tươi.

Viêm xung huyết hang vị dạ dày: nhẹ thì đau, nặng thì chảy máu

Nếu thấy các dấu hiệu như trên, bạn nên tới bệnh viện ngay để kiểm tra xem liệu có phải mình đang bị bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày hoặc mắc một bệnh tiêu hóa nào khác hay không.

Viêm xung huyết dạ dày thường được chẩn đoán thông qua khám lâm sàng và các kĩ thuật kiểm tra cận lâm sàng như là:

  • Chụp Xquang dạ dày để xác định vị trí vết loét bị xung huyết
  • Nội soi dạ dày (nội soi đường miệng hoặc trực tràng), giúp bác sĩ nhìn thấy hình ảnh thật và mức độ xung huyết của vết loét
  • Sinh thiết tế bào viêm loét để kiểm tra xem liệu có dấu hiệu ác tính không

Nguyên nhân

Nguyên nhân dẫn đến viêm xung huyết Hang vị dạ dày tương tự như nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày, nó bao gồm:

  • Người bệnh bị nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori)
  • Thói quen ăn uống chưa khoa học, không đảm bảo vệ sinh
  • Sử dụng các chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá, cà phê…
  • Căng thẳng, stress, mất ngủ lâu ngày
  • Ảnh hưởng do sử dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau dài ngày: nhóm thuốc chống viêm Corticoid (Prednisolon, Dexamethason…), hay nhóm thuốc giảm đau không Steroid như là Aspirin, Mobic. Đặc biệt, có tới 50% bệnh nhân bị tổn thương dạ dày khi dùng Aspirin liều cao 1g/24h trong thời gian dài.

Viêm xung huyết hang vị dạ dày nguy hiểm ra sao?

Hiểu đúng về bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày, trước hết, các triệu chứng của viêm xung huyết dạ dày gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh trong sinh hoạt hằng ngày, làm ảnh hưởng tới tâm lý và năng suất lao động.

Về lâu dài, nếu không được điều trị thì nó có thể gây ra tình trạng chảy máu dạ dày và cần phải đưa đi điều trị y tế khẩn cấp. Trường hợp trầm trọng nhất đó là chảy máu nghiêm trọng và bị thủng hang vị dạ dày, khiến dịch dạ dày tràn vào ổ bụng. Người bệnh có nguy cơ tử vong cao vì thiếu máu nhiều nếu cấp cứu không kịp thời.

Cần hiểu đúng về bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày để có phương pháp điều trị kịp thời

Điều trị viêm xung huyết Hang vị dạ dày

Trường hợp viêm xung huyết Hang vị khi chưa có chảy máu

Trước hết, bệnh nhân cần làm xét nghiệm để xác định xem có nhiễm vi khuẩn HP hay không.

Nếu bệnh là do vi khuẩn HP, thì sẽ được điều trị bằng kháng sinh diệt vi khuẩn. Ngoài ra, bác sĩ sẽ có thể kê thêm đơn thuốc giúp trung hòa axit trong dịch vị, thuốc băng se niêm mạc dạ dày, thuốc nuôi dưỡng niêm mạc dạ dày.

Cần tuân thủ nghiêm túc phác đồ điều trị của bác sĩ, không được phép ngưng điều trị giữa chừng hoặc tự ý đổi thuốc mà không báo cáo với bác sĩ.

Đối với trường hợp viêm xung huyết dạ dày là do sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau không kê đơn lâu ngày thì cần dừng sử dụng thuốc hoặc đổi sang các loại thuốc khác phù hợp hơn.

Nếu bệnh là do  thói quen ăn uống hoặc căng thẳng, thì cần thay đổi lối sống để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa lâu dài.

Trường hợp chảy máu ở Hang vị

Khi nhận thấy có dấu hiệu nôn ra máu hoặc có máu trong phân thì cần chăm sóc y tế ngay lập tức. Dù lượng máu chảy ra là ít hay nhiều thì cũng đều cần tới bệnh viện để theo dõi và điều trị.

Trong trường hợp nôn ra máu, việc sơ cứu tại chỗ cũng vô cùng quan trọng. Người phát hiện nên để nạn nhân nằm trên giường ở tư thế đầu thấp, chân cao, sinh hoạt tại giường. Nếu cần thì ủ ấm cho nạn nhân, đồng thời khẩn trương gọi cấp cứu.

Chảy máu Hang vị có thể khiến cho nhịp tim đập nhanh và tụt huyết áp. Vì thế chuyên gia y tế có thể cần hồi sức cho bệnh nhân và truyền máu.

Bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc cầm máu, với những người dùng aspirin trên 5 ngày cần theo dõi tiểu cầu.

Ngoài ra, để ức chế tiết axit trong dạ dày, bệnh nhân có thể phải sử dụng thêm:

  • Thuốc chế bơm proton IV (PPI) như omeprazole (Prilosec)
  • Thuốc kháng axit, thường dùng thuốc kháng H2, histamin như cimitidin, ranitidin, famotidin… uống hoặc truyền tĩnh mạch.

Thuốc Tây điều trị viêm xung huyết hang vị dạ dày 

Nếu máu chảy ra ứ trong dạ dày nhiều thì cần sử dụng prokinetic (thuốc giúp làm rỗng dạ dày) như erythromycin hoặc metoclopramide ( Reglan ) để làm sạch máu trong dạ dày, loại bỏ các cục máu đông hoặc thực phẩm ứ đọng trước khi tiến hành nội soi.

Các loại thuốc khác có thể bao gồm somatostatin hoặc octreotide ( Sandostatin ), nếu điều trị xuất huyết giãn tĩnh mạch (mạch máu nhỏ) hoặc kháng sinh ở bệnh nhân xơ gan.

Thuốc băng se niêm mạc dạ dày Sucralfat 1g uống 4 lần trong ngày, thuốc vào cơ thể qua truyền tĩnh mạch hoặc dạng dịch treo.

Trong một số trường hợp, bệnh nhân sẽ được chỉ định mổ khẩn cấp để khâu chỗ bị thủng (nếu có).

4. Phòng ngừa bệnh viêm xung huyết dạ dày như thế nào?

  • Tránh ăn phải những thực phẩm cứng, khó tiêu hóa vì dễ làm trầy xước dạ dày
  • Nên chọn những thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, đảm bảo vệ sinh
  • Tuyệt đối kiêng sử dụng đồ uống có cồn, đồ uống có ga, thuốc lá
  • Không nên ăn đồ có nhiều dầu mỡ chiên rán, đồ chua cay và quá mặn
  • Ăn chậm, nhai kĩ, hạn chế vừa xem ti vi vừa ăn
  • Ăn đúng bữa, không nên ăn quá no mỗi bữa
  • Tránh suy nghĩ và làm việc quá căng thẳng

Trên đây là những tổng hợp chi tiết về triệu chứng, nguyên nhân và các phương pháp điều trị cho bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày. Hiểu đúng về bệnh viêm xung huyết hang vị dạ dày cũng là cách giúp bạn phát hiện và tìm ra phương pháp điều trị phù hợp hơn. Nếu còn nhiều thắc mắc muốn được giải đáp về bệnh liên hệ ngay số Hotline 0914 674 022 để các chuyên gia tư vấn!

 

Các Bạn Có Thể Quan Tâm: tác dụng của nghệ nanotrào nguoc da day thuc quantrào ngược dạ dày ăn gìbệnh lý trào ngược dạ dày ở trẻcách xử lý trào ngược dạ dày