Bệnh trào ngược dạ dày có chữa được không?

Trào ngược dạ dày thực quản khá phổ biến, tuy nhiên liệu rằng căn bệnh trào ngược dạ dày có chữa được không thì vẫn còn là nỗi băn khoăn của rất nhiều người.

Bệnh trào ngược dạ dày

Hình ảnh dạ dày khỏe mạnh và dạ dày trào ngược
Hình ảnh dạ dày khỏe mạnh và dạ dày trào ngược

Để biết bệnh trào ngược dạ dày thực quản có chữa được không trước tiên bạn cần nắm rõ được nguyên nhân cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Trào ngược dạ dày là một bệnh lý thuộc nhóm bệnh tiêu hóa. Khi mắc phải bệnh lý này, dịch chứa trong dạ dày bao gồm thức ăn, enzyme tiêu hóa, acid dạ dày… thoát khỏi dạ dày và trào ngược lên phần ống tiêu hóa phía trên như thực quản, hầu, họng. Đôi khi, dịch chứa này có thể tràn sang khí quản hoặc trào ngược lên mũi gây ra các bệnh lý về hô hấp.

Việc thăm khám tại các cơ sở y tế là bước quan trong trong xác định bệnh lý trào ngược dạ dày. Tùy thuộc vào tình trạng thực tế của người bệnh và mức độ tổn thương trên thực quản mà bệnh được chia thành 5 mức độ khác nhau:

Mức độ 0:

Người bệnh cảm thấy vướng khi nuốt xuống, hay bị ợ kèm theo cảm giác nóng rát ở dạ dày và ngực khi ợ.
Ở mức độ này, niêm mạc thực quản của người bệnh chưa xuất hiện các điểm tổn thương khi nội soi thăm khám.

Mức độ A:

Triệu chứng ợ chua xuất hiện khá thường xuyên kèm theo cảm giác nóng rát họng.
Hình ảnh nội soi thực quản cho thấy trên niêm mạc thực quản xuất hiện các vết trợt có kích thước nhỏ hơn 5 mm.

Mức độ B:

Cảm giác đau rát xuất hiện khi người bệnh thực hiện động tác nuốt thức ăn.
Lúc này, các vết viêm trợt trên niêm mạc dạ dày lớn hơn 5mm, tuy nhiên, chúng vẫn chưa tụ lại cùng với nhau.

Mức độ C:

Tình trạng trào ngược nặng, người bệnh thường xuyên cảm thấy nóng rát và đau tức dạ dày – thực quản.
Đôi khi có hiện tượng nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen.
Đây là giai đoạn dễ tiến triển sang Barrett thực quản.
Nội soi thực quản trong giai đoạn này phát hiện các vết viêm trợt xuất hiện song song cùng nhau nhưng không vòng theo chu vi thực quản.

Mức độ D:

Là mức độ nặng nhất của trào ngược dạ dày thực quản.
Ở giai đoạn này, các tế bào niêm mạc thực quản xuất hiện tình trạng xơ hóa hoặc bị biến đổi do viêm loét nặng.
Diện tích viêm loét vượt quá 75% chu vi lòng thực quản.

Trào ngược dạ dày có tự khỏi không ?

Trào ngược dạ dày có chữa được không ? Câu trả lời là trào ngược dạ dày rất khó để có thể tự khỏi được. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm ở giai đoạn 0 khi người bệnh mới chỉ xuất hiện các triệu chứng khó chịu và niêm mạc thực quản chưa bị tổn thương thì bệnh có thể tự khỏi bằng cách:

1. Thay đổi thói quen sinh hoạt

Tránh thói quen ăn uống thiếu khoa học
Tránh thói quen ăn uống thiếu khoa học

Chế độ ăn uống sinh hoạt góp phần tạo ra nhịp sinh học ổn định cho sự vận động và điều tiết dịch của dạ dày. Do vậy, một lối sống khoa học sẽ giúp làm giảm yếu tố tấn công và tăng cường yếu tố bảo vệ, từ đó ngăn chặn được cơ chế gây ra trào ngược dạ dày thực quản. Dưới đây là những điều bạn cần lưu ý:

  • Tuyệt đối không được bỏ bữa, không ăn quá no và không để bụng quá đói
  • Nên ăn thức ăn dễ tiêu, khi ăn nhai kỹ
  • Ăn đúng giờ giấc, không nên ăn quá khuya
  • Không sử dụng các thực phẩm hoặc chế phẩm có hại cho dạ dày.
  • Không thức quá khuya hoặc làm việc quá sức
  • Thông thường người bệnh sẽ cảm thấy triệu chứng trào ngược của mình bắt đầu được cải thiện sau khoảng 1 tuần áp dụng các điều chỉnh về lối sống sinh hoạt.

2. Hạn chế stress

Căng thẳng stress không chỉ kích thích sự rối loạn của nhu động co bóp tiêu hóa thức ăn của dạ dày thực quản mà còn có thể làm mỏng lớp chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Điều này khiến các triệu chứng của bệnh trào ngược có thể tiến triển nặng nề hơn. Vậy nên, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh không nên để tình trạng căng thẳng, stress diễn ra trong thời gian dài.

3. Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Những thực phẩm tốt cho người trào ngược dạ dày thực quản
Những thực phẩm tốt cho người trào ngược dạ dày thực quản

Các món ăn tốt cho dạ dày sẽ làm giảm gánh nặng cho dạ dày trong hoạt động tiêu hóa và tăng cường các yếu tố bảo vệ cho niêm mạc dạ dày từ đó hỗ trợ điều trị hiệu quả quá trình điều trị trào ngược dạ dày thực quản.

Những thực phẩm mà người bệnh nên sử dụng trong đoạn này bao gồm:

  • Trái cây có tính kiềm: Chuối, bơ, lê, anh đào, dưa gang, dưa hấu….
  • Đạm dễ tiêu: Thịt ức gà, các loại đậu, nấm, cá nạc, trứng….
  • Các loại rau non giàu khoáng chất: cần tây, súp lơ xanh, ớt đà lạt, cải xoăn, cải ngồng….
  • Thực phẩm có men: sữa chua, sữa chua uống, natto, phô mai….
  • Tinh bột ít bị lên men: Ngô, khoai, bột mì, yến mạch, gạo tẻ….

4. Tránh béo phì, tăng cân

Thừa cân, béo phì cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày
Thừa cân, béo phì cũng là nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày

Cân nặng tăng quá mức có thể tạo thành các lực chèn ép lên dạ dày khiến cho tình trạng trào ngược diễn ra thường xuyên và khó khắc phục hơn.

Nếu cân nặng của bạn đang quá mức và bạn bị trào ngược dạ dày ở giai đoạn 0, hãy tập luyện thể dục thường xuyên hơn để đưa mức cân nặng về bình thường.

Cơ thể nhẹ nhàng hơn sẽ giúp bạn thoát khỏi các triệu chứng ợ nóng, nuốt vướng khó chịu.

Việc kiểm soát cân nặng là điều cần thiết trong giai đoạn này. Đi qua giai đoạn trào ngược dạ dày mức độ 0, lúc này, lúc này niêm mạc thực quản đã xuất hiện những vùng viêm hay vết trợt, loét, chiều dài bé hơn 5mm (trào ngược dạ dày độ A). Các tổn thương xuất hiện đồng nghĩa với việc trào ngược dạ dày không thể tự khỏi được mà cần tích cực điều trị.

Khi nghi ngờ mình đã bị trào ngược dạ dày hoặc bệnh lý tiến triển nặng hơn, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được kiểm tra, thăm khám làm rõ tình trạng của mình. Tại đây, các bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn người bệnh áp dụng phác đồ điều trị để khắc phục bệnh hiệu quả.

Lưu ý: Người bệnh tuyệt đối không được tự ý chẩn đoán và uống thuốc điều trị theo kinh nghiệm khi chưa có sự thăm khám của bác sĩ hay các chuyên gia y tế.

Bệnh trào ngược dạ dày có chữa được không?

Dù là bệnh có thiên hướng chuyển thành mãn tính, bệnh bị tái phát đi tái phát lại nhiều lần tuy nhiên chỉ cần bạn kiên trì và thực hiện đúng phương pháp, hoàn toàn có thể chữa khỏi được trào ngược dạ dày.

Là bệnh có nguyên nhân sâu xa từ thói quen ăn uống sinh hoạt nên tất nhiên bạn cần điều chỉnh vấn đề này trước, khi đó bệnh sẽ không bị nặng thêm và nếu thực hiện tốt bệnh sẽ có chiều hướng giảm tần suất.

Tất cả thông tin trên bài viết bạn đọc đã có thể tự trả lời cho câu hỏi bệnh trào ngược dạ dày có chữa được không? Để nhanh chóng khỏi bệnh hơn nữa thì bạn cần đi khám để được các bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Tuân thủ những lời khuyên bác sĩ, dùng thuốc phải theo đơn và dùng đúng, đủ liều bạn sẽ nhanh chóng khỏi bệnh hơn.

 

Các Bạn Có Thể Quan Tâm: tác dụng của nghệ nanotrào nguoc da day thuc quantrào ngược dạ dày ăn gìbệnh lý trào ngược dạ dày ở trẻcách xử lý trào ngược dạ dày