Trào ngược dạ dày thực quản là một bệnh lý nhưng nhiều người vẫn nhầm lần đó là biểu hiện của viêm loét dạ dày. Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị bệnh trào ngược da dày thực quản khác với viêm loét dạ dày nên cần phải nắm rõ để lựa chọn cách điều trị phù hợp nhất. Dưới đây là 6 dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản dễ nhận biết nhất, bạn đọc có thể tham khảo ngay sau đây!
-
Biểu hiện bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản gây cảm giác nóng rát dạ dày, vùng bụng
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng dịch dạ dày (thức ăn, men tiêu hóa, hơi nóng…) đẩy ngược lên gây tổn thương các thực quản, thanh quản, miệng… Bệnh thường diễn biến chậm, kéo dài nên người bệnh thường chủ quan và để bệnh tiến triển nặng hơn. Do vậy cần nhận biết một số dấu hiệu dưới đây để phát hiện bệnh sớm:
- Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng: Do dịch acid trong dạ dày trào ngược sẽ tạo cảm giác nóng rát lên tới cổ họng khiến miệng càm giác chua. Người bệnh sẽ ợ hơi thường xuyên để đẩy khí nóng ra bên ngoài giảm sự khó chịu cho dạ dày.
- Nóng dạ dày: Lượng acid trong da dày nhiều khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương sinh ra nhiều vi khuẩn có hại, tạo ra nhiệt và cảm giác dạ dày nóng rát, cồn cào khó chịu trong bụng
- Đau tức ngực: Trào ngược dạ dày thực quản không chỉ khiến acid mà còn đôi khi cả thức ăn bị trào ngược lên làm người bệnh cảm thấy căng tức khó chịu, đau ở ngực
- Cảm thấy hó nuốt: Do sự tiếp xúc liên tục giữa thực quản và axit dạ dày mà niêm mạc thực quản bị viêm, sưng tấy, ống dẫn thức ăn sẽ bị hẹp lại khiến người bệnh luôn có cảm giác có vật cản ở cổ và gặp khó khăn trong nuốt thức ăn, nước uống.
- Khàn tiếng và ho kéo dài: Lượng acid bị trào ngược sẽ tiếp xúc với dây thanh quản khiến dây thanh quản bị sưng tấy. Do đó, người bị trào ngược dạ dày thực quản có thể bị khản giọng, ho nhiều và ho liên tục.
- Tiết nhiều nước bọt: Khi bị trào ngược dạ dày, cơ thể sinh ra phản ứng tiết nhiều nước bọt để trung hòa lượng axit này. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến cơ thể nuốt phải nhiều khí hơn, gây ợ hơi, ợ nóng.
- Buồn nôn và dễ nôn: Dịch vị, acid, thức ăn trào ngược làm miệng tiết nhiều nước bọt trong thời gian ngắn và dạ dày co thắt liên tục đẩy axit, thức ăn ra ngoài khiến người bệnh thấy buồn nôn và dễ bị nôn.
- Đắng miệng: Trào ngược khiến cho dịch mật từ tá tràng vào trong dạ dày, theo axit tràn lên thực quản, khoang miệng gây ra cảm giác đắng miệng.
-
Một số cách giảm trào ngược dạ dày thực quản
Chế độ ăn uống lành mạnh giảm trào ngược dạ dày thực quản
- Chế độ ăn uống hợp lý: Dạ dày là nơi chứa và hấp thụ thức ăn nên chế độ ăn uống lành mạnh có thẻ giảm nguy cơ mắc bệnh trào ngược da dày thực quản. Người bệnh nên ăn những thực phẩm nhiều chất xơ, chất béo tốt và lợi khuẩn như rau củ, các loại đậu, các loại hạt dinh dưỡng, lợi khuẩn từ sữa chua… Bên cạnh đó, người dùng cần tránh thực phẩm giàu chất béo, các loại gia vị cay nóng như tiêu ớt…Trong quá trình chế biến thức ăn chú ý cắt nhỏ, nấu chin và có thể nấu nhừ thức ăn. Khi ăn cần chú ý ăn chậm, nhai kỹ, ăn thành nhiều bữa nhỏ để giảm áp lực cho da dày.
- Tăng cường tập luyện đều đặn: Bên cạnh chế độ ăn uống, việc tập luyện thể thao đều đặn cũng giúp giảm sự khó chịu do bênh trào ngược dạ dày thực quản. Bạn cần duy trì chế độ tập luyện phù hợp mỗi ngày. Bạn có thể tham khảo bác sĩ về chế độ tập luyện phù hợp, tránh để tình trạng bệnh nặng hơn. Ban đầu, bạn nên tập một số bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ. Tuyệt đối tránh tập luyện hoặc lao động nặng sau khi ăn hoặc vẫn còn đang no.
- Giữ tinh thần thoải mái: Căng thẳng, mệt mỏi, áp lực cuộc sống là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến các bạn trẻ hiện nay mắc trào ngược dạ dày thực quản. Do đó, bạn nên điều tiết công việc để tạo ra những khoảng không thư giãn giúp tinh thần được thoải mái. Bạn có thể thưởng thức âm nhạc, đọc sách hay làm bất cứ việc gì mình thích để giảm áp lực giúp giảm chứng bệnh trào ngược.
Trên đây là “6 dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản dễ nhận biết” , trào ngược dạ dày thực quản có thể được kiểm soát dễ dàng bằng những cách thức đơn giản mà người bệnh nào cũng có thể áp dụng được. Bạn có thể tham khảo những thông tin trên và áp dụng cho mình để da dày có thể hoạt động tốt, duy trì sức khỏe để thành công trong công việc và cuộc sống nha.
Có Thể Bạn Quan Tâm: Bệnh lý trào ngược dạ dày, Đau thượng vị là dấu hiệu của bệnh gì, nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, điều trị viêm loét dạ dày bao lâu