Vì sao trào ngược dạ dày gây hôi miệng?

Hơi thở “rau mùi” khiến bạn mất tự tin trong giao tiếp. Tuy nhiên, tình trạng hôi miệng lại không phải là do bạn vệ sinh răng miệng chưa sạch mà đó là vì căn bệnh đau dạ dày. Vậy vì sao đau dạ dày gây hôi miệng và đâu là cách khắc phục hiệu quả?

Hôi miệng do bệnh dạ dày gây mất tự tin với nhiều người

Vì sao đau da dày gây hôi miệng?

Chứng hôi miệng do bệnh đau dạ dày (đau bao tử) có nguồn gốc từ một loại vi khuẩn mang tên Helicobacter pylori  (HP) – là nguyên nhân của 85% trường hợp bị viêm loét dạ dày.

Người bị đau dạ dày thường thay bị trào ngược thực quản. Thức ăn sau khi vào tới dạ dày dễ bị trôi ngược trở lại thực quản và có thể đẩy lên khoang miệng kéo theo dịch vị và cả vi khuẩn HP. Khi loại vi khuẩn này ở trong miệng, nó sẽ bám vào lưỡi, lợi hay các kẽ răng để kí sinh.

Theo nghiên cứu của Tiến sĩ Suzuki từ trường Đại học Nha khoa Fukuoka ở Fukuoka, Nhật Bản được công bố trên Tạp chí Vi sinh Y học vào ngày 1/12/2008 cho biết: vi khuẩn HP có thể là nguyên nhân gây viêm nha chu – một bệnh phổ biến về răng lợi gây hôi miệng.

Vi khuẩn Hp nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Để kiểm chứng điều này, các nhà nghiên cứu đã đã tiến hành phân tích mẫu nước bọt và kiểm tra hơi thở của 326  người Nhật bản.

  • Kết quả cho thấy có 21 (chiếm 6.4%) trong số 326 người bị mắc chứng hôi miệng.
  • Ở những người này có nồng độ của khí hôi và mức độ mắc các bệnh về răng miệng cao hơn đáng kể so với các trường hợp còn lại.
  • Có 102 trường hợp bị viêm nha chu trong tổng 326 người tham gia. Trong đó, 16/102 người có vi khuẩn HP trong miệng.

Từ các kết quả trên, Tiến sĩ Suzuki kết luận rằng:

Hôi miệng phần lớn là do viêm nha chu, vệ sinh răng miệng kém, kỹ thuật trám răng chưa tốt, mảng bám thức ăn thừa. Mặc dù vi khuẩn HP không trực tiếp gây ra hôi miệng, nhưng nó có liên quan đến chứng viêm nha chu – nguyên nhân của hôi miệng.

Loại vi khuẩn này tạo ra các hợp chất dễ bay hơi bao gồm hydro sunfua, methyl mercaptan và dimethyl sulphide có mùi rất khó chịu nên gây ra tình trạng hôi miệng.

Làm sao để loại bỏ chứng hôi miệng do vi khuẩn HP?

Điều trị bằng thuốc

Để thoát khỏi nỗi ám ảnh về hơi thở có mùi do vi khuẩn HP, thì người bị đau dạ dày cần phải áp dụng phác đồ điều trị phù hợp để tiêu diệt loại vi khuẩn này. Phác đồ điều trị chủ yếu hiện nay là sử dụng kháng sinh đường uống (kết hợp ít nhất là 2 loại kháng sinh) như là:

Amoxicillin: Kháng sinh phổ rộng có độ bền cao với môi trường axit của dạ dày, thuộc nhóm Beta lactam. Đây là một trong những loại thuốc được sử dụng nhiều nhất trong các phác đồ điều trị tiêu diệt vi khuẩn HP

Sử dụng thuốc Tây để điều trị đau dạ dày có vi khuẩn HP

Clarithromycin: Kháng sinh này thuộc nhóm Macrolid, có khả năng ức chế sinh tổng hợp của vi khuẩn HP. Tuy nhiên, tỷ lệ kháng thuốc của loại thuốc này khá cao (57%), nên chúng không còn hữu hiệu như trước.

Ngoài ra còn một số loại thuốc khác như là: Metronidazol, Tinidazol, Bismuth subcitrate (kháng sinh bảo vệ vết loét và ức chế vi khuẩn HP), thuốc ức chế tiết acid dạ dày và thuốc ức chế bơm proton PPI.

➣ Các loại kháng sinh điều trị bệnh dạ dày do vi khuẩn HP nêu trên nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây biến chứng teo dạ dày và kết quả cuối cùng là ung thư. Do đó, trong quá trình sử dụng cần tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Cách giảm hôi miệng tại nhà

Vì sao trào ngược dạ dày gây hôi miệng? Ngoài việc sử dụng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn Hp theo phác đồ điều trị của bác sĩ, thì bạn có thể áp dụng thêm một số mẹo giảm hôi miệng tại nhà sau đây:

Trà gừng ấm giúp giảm chứng hôi miệng do đau dạ dày tại nhà

(1) Súc miệng với trà gừng: Gingerol là hợp chất tạo nên vị cay trong củ gừng, nó có tác dụng kháng viêm và sát khuẩn rất tốt. Đồng thời, Gingerol có thể kích thích sản sinh các enzyme để phân hủy các hợp chất lưu huỳnh có mùi trong khoang miệng. Hãy thử pha trà gừng để súc miệng vào muỗi buổi sáng để cải thiện hơi thở có mùi và ngừa sâu răng hiệu quả bạn nhé.

(2) Súc miệng với trà quế mật ong: Pha 20g bột quế với 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất với 150ml nước dùng để súc miệng. Thực hiện mỗi ngày 2 -3 lần giúp cho hơi thở thơm tho hơn.

(3) Nhai vỏ chanh: Tận dụng vỏ chanh thừa sau khi đã ép lấy nước, rửa sạch, rồi nhai kĩ và nuốt. Mỗi ngày thực hiện vài lần mùi hôi sẽ giảm bớt.

(4) Nhai cam thảo: Cách thực hiện tương tự như mẹo nhai vỏ chanh. Ngoài ra, chúng ta có thể dùng rễ cam thảo pha trà cũng rất tốt để cải thiện tình trạng hôi miệng.

(5) Sử dụng nước súc miệng: Trên thị trường hiện có rất nhiều loại nước súc miệng tiện dụng. Bạn nên chọn những chai nước súc miệng mà trên bao bì có ghi các thành phần như là etylpyridinium chloride, benzethonium chloride, chlohexidine gluconate, sodium bicarbonade, zinc chloride, để loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa quanh chân răng và giảm mùi hôi hiệu quả.

➣ Trên đây là những chia sẻ của Curmin22.vn để trả lời cho câu hỏi vì sao trào ngược dạ dày gây hôi miệng?  Ngoài thực hiện những mẹo giảm hôi miệng tại nhà, các bạn cũng cần chú ý tới cách vệ sinh răng miệng khoa học và lựa chọn thực phẩm ăn uống hằng ngày để tránh làm cho tình trạng tồi tệ hơn. Nếu có thắc mắc liên hệ ngay số Hotline 0914 674 022 – 0914 307 022 để được chuyên gia giải đáp. Chúc bạn luôn mạnh khóe!

 

Các Bạn Có Thể Quan Tâm: tác dụng của nghệ nanotrào nguoc da day thuc quantrào ngược dạ dày ăn gìbệnh lý trào ngược dạ dày ở trẻcách xử lý trào ngược dạ dày