Trào ngược dạ dày về đêm là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày về đêm là chứng bệnh khiến rất nhiều người khó chịu và bất tiện bởi giấc ngủ không trọn vẹn. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không và cách khắc phục thế nào? Cùng tìm hiểu nhé!

Trào ngược dạ dày về đêm khá phổ biến

Trào ngược dạ dày ban đêm là tình trạng rối loạn tiêu hóa dẫn tới sự trào ngược dạ dày thực quản vào ban đêm, có thể hoặc không ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh, tùy từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, chứng bệnh này thường gặp ở những người bị bệnh dạ dày khiến cho việc tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng. Buổi đêm khi ngủ, đường thực quản nằm ngang sẽ khiến thức ăn bị ứ đọng lại trào ngược lên cổ, gây cảm giác giác nóng rát và rất khó chịu.

Lí giải cho hiện tượng này, các chuyên gia đầu ngành về tiêu hóa cho biết: Vào ban đêm, dạ dày vẫn co bóp ngay cả khi bạn đã đi ngủ, dẫn tới dạ dày bạn vẫn tiết ra một lượng acid dư thừa làm tăng khả năng trào ngược. Khi nằm, thực quản và dạ dày sẽ ngang bằng nhau. Tư thế này thì trọng lực không còn hỗ trợ trong việc đẩy acid từ trên thực quản xuống dạ dày nữa sẽ khiến acid dễ dàng trào ngược sang thực quản và nằm lại ở đó, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh.

Trào ngược dạ dày về đêm là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Hậu quả là nếu tình trạng trào ngược ban đêm diễn ra thường xuyên và kéo dài sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: viêm loét thực quản, hẹp thực quản, barrett thực quản, ung thư thực quản… Theo một nghiên cứu cho thấy, những người có các triệu chứng trào ngược ban đêm ít nhất 1 lần/tuần có khả năng bị ung thư thực quản cao gấp 11 lần so với người không gặp tình trạng này. Thêm vào đó, khi acid đi xa khỏi dạ dày đến tận vùng hầu họng, khí quản, miệng, tai mũi, nó sẽ dễ dàng gây ra các biến chứng tại đây như: khàn giọng, đau họng, viêm họng, hen phế quản… Trung bình cứ 100 người bị trào ngược thì có tới 60 người có biến chứng tại họng và thanh quản.

Trào ngược dạ dày về đêm khiến người bệnh đau rát khó chịu

Một số nguyên nhân dẫn đến chứng trào ngược ban đêm thường là:

Dư thừa acid do ban đêm tiết ra nhiều hơn ban ngày.

Tư thế ngủ: khi ngủ, dạ dày đặt ngang thực quản, do đó lượng acid dư thừa dễ trào ngược lên thực quản.

Tiết ít nước bọt khi ngủ: lượng Bicarbonat HCO3- thường để trung hòa acid dịch vị.

Stress, áp lực, căng thẳng công việc.

Hoạt chất Curcumin trong củ nghệ có tác dụng như thế nào đối với bệnh trào ngược ban đêm?

Theo kết quả của các nhà khoa học cho biết: Thành phần quý nhất trong củ nghệ được các nhà khoa học nghiên cứu là curcumin (chỉ chiếm khoảng 0,3%) có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa, có khả năng giải độc gan, kích thích tiết mật. Riêng đối với dạ dày, curcumin giúp giảm các yếu tố tấn công gây tổn thương niêm mạc dạ dày, ức chế vi khuẩn HP, kích thích các tế bào bảo vệ hoạt động, đồng thời giảm các yếu tố gây viêm. Do vậy, trong y học cổ truyền và cả y học hiện đại, nghệ thường được dùng cho các bệnh về dạ dày, tá tràng.

Đối với bệnh nhân mắc chứng trào ngược đạ dày, Curcumin có tác các tác dụng chính như:

Giảm viêm dạ dày: Curcumin trong nghệ là chất chống viêm mạnh, làm giảm mức độ của các chất trung gian gây viêm và tăng sản xuất các phân tử chống viêm. Yếu tố hạt nhân kappa B là protein kiểm soát các quá trình viêm, curcumin ngăn chặn sự kích hoạt yếu tố hạt nhân này trong niêm mạc dạ dày.

Cải thiện tiêu hóa: Khi sử dụng thuốc điều trị trào ngược thường sẽ gây khó tiêu, dạ dày khó hấp thu dinh dưỡng. Việc sử dụng nghệ sẽ giúp hỗ trợ toàn bộ quá trình tiêu hóa.

Khi dạ dày được bảo vệ tối đa, các loại vi khuẩn không thể xâm nhập và đe dọa cũng như không gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa sẽ hạn chế được tối đa khả năng gây nên chứng trào ngược dạ dày ban đêm.

Tuy nhiên hiện nay các loại Curcumin còn chưa thật sự mang lại hiệu quả cao khi sử dụng do nhiều nguyên nhân như độ tan kém, khả năng tác dụng lâu, chưa nguyên chất, chưa tinh khiết và khả năng hấp thu còn hạn chế. Bởi vậy, nếu muốn dùng Curcumin để ngăn ngừa chứng trào ngược dạ dày về đêm thì rất cần đến một giải pháp phù hợp hơn.

Solid Lipid – Đột phá công nghệ Nano giúp giảm nhanh trào ngược về đêm

Kích thước hạt Nano rất nhỏ và đồng đều: 16 nm (sản phẩm có kích thước nhỏ nhất thị trường) giúp hạt Nano dễ tan, dễ qua màng sinh học và xâm nhập nhanh vào tổ chức viêm, nhờ vậy sinh khả dụng cao và hiệu quả điều trị nhanh, mạnh.

Hàm lượng Curcumin trong hạt Nano cao hơn 22% – hàm lượng cao nhất trong các loại Nano Curcumin nên hiệu quả điều trị gia tăng đáng kể. sản phẩm loại bỏ hoàn toàn Piperin nên không có hiện tượng nóng trong hoặc gia tăng các hấp thụ kháng sinh khác. 1 viên nang mềm có chứa hạt Nano Solid Lipid nghệ tác dụng tương đương 2 viên Nano curcumin thông thường, 18 viên Curcumin 500mg, 90 gam tinh bột nghệ, 3kg nghệ tươi.

Công nghệ đột phá Solid Lipid – Công nghệ nano độc quyền của GS. TS Nguyễn Đức Nghĩa

Màng lipid tương thích với cấu trúc màng tế bào: giúp tăng nhiều lần khả năng giải phóng và hấp thu hoạt chất đồng thời dẫn thuốc tới tận tế bào đích. Với cơ chế tác động hướng đích hiệu quả, công nghệ Nano Solid-Lipid giúp tạo ra các hạt nano thiết kế ở kích cỡ tối ưu, có khả năng phân biệt các tế bào, biết giữ và nhả thuốc khi ở trong môi trường có nhiệt độ và độ pH thích hợp nên không gây ảnh hưởng tới các mô lành.

Hạt Solid-lipid có khả năng giải phóng kéo dài: nhả hoạt chất từ từ do vậy mà duy trì nồng độ Curcumin trong máu ổn định nên cho hiệu quả tốt hơn.

Giảm liều điều trị mà vẫn đảm bảo hiệu quả: Với công nghệ Nano Solid lipid các hoạt chất chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ đã cho hiệu quả điều trị cao. Việc giảm liều mà vẫn đạt hiệu quả điều trị không chỉ giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe nhanh chóng mà còn giúp giảm thiểu các tác dụng không mong muốn của quá trình điều trị liều cao, dài ngày.

Thông qua bài Trào ngược dạ dày về đêm là bệnh gì? Có nguy hiểm không? cho bạn đọc thấy đây là một bệnh lý về dạ dày, nếu không điều trị sớm sẽ có những biến chứng nguy hiểm. Nếu có những thắc mắc về bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản cần chuyên gia tư vấn gọi số Hotline 0914 674 022 để được giải đáp

 

 

Các Bạn Có Thể Quan Tâm: tác dụng của nghệ nanotrào nguoc da day thuc quantrào ngược dạ dày ăn gìbệnh lý trào ngược dạ dày ở trẻcách xử lý trào ngược dạ dày