Trào ngược dạ dày thực quản những điều cần biết P2

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý thường gặp trong các bệnh lý dạ dày. Bệnh gây nhiều phiền toái trong cuộc sống cũng như sinh hoạt mặc dù các thuốc chữa bệnh chủ yếu vẫn là điều trị triệu chứng. Vậy y học chẩn đoán và điều trị trào ngược như thế nào? Cách chăm sóc người mắc trào ngược dạ dày thực quản? Cùng tìm hiểu Trào ngược dạ dày thực quản: Những điều cần biết P2 thông qua bài viết sau đây!

Chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản

Nội soi dạ dày: Bác sĩ sử dụng đặt một ống mỏng được trang bị đèn và camera đưa từ miệng xuống cổ họng của người bệnh, để kiểm tra bên trong thực quản và dạ dày. Thời điểm thực hiện có thể không có bất thường về tình trạng trào ngược nhưng nội soi có thể phát hiện viêm thực quản hoặc các biến chứng khác do bị axit dạ dày làm tổn thương. Trong quá trình nội soi, bác sĩ cũng có thể lấy luôn mẫu mô để sinh thiết để tìm các biến chứng khác như bệnh Barrett thực quản.

Kiểm tra nội soi dạ dày
Kiểm tra nội soi dạ dày

Xét nghiệm Ambulatory acid (pH): Bằng cách sử dụng một thiết bị theo dõi đặt trong thực quản nhằm thăm dò, xác định khi nào và trong bao lâu, acid dạ dày bị trào ngược lên thực quản. Trong thời gian đặt thiết bị, ống chỉ nằm tại chỗ và kết nối vào một máy tính nhỏ đeo quanh eo hoặc với một dây đeo qua vai. Hoặc màn hình acid có thể là một clip đặt trong thực quản trong khi nội soi. Đầu dò truyền tín hiệu đến một máy tính nhỏ đeo quanh eo trong khoảng hai ngày.

Đo áp lực thực quản (Esophageal manometry): Xét nghiệm này đo các cơn co thắt trong thực quản của bạn khi người bệnh nuốt.

Chụp X-quang của hệ thống tiêu hóa trên: X-quang được thực hiện sau khi người bệnh uống một chất lỏng phấn bao phủ và lấp đầy niêm mạc bên trong đường tiêu hóa. Lớp phủ cho phép bác sĩ nhìn thấy hình bóng của thực quản, dạ dày và ruột trên.

Điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Sử dụng thuốc:

  • Thuốc trung hòa axit dạ dày giúp giảm đau nhanh chóng. Nhưng chỉ sử dụng đơn lẻ thuốc trung hòa axit sẽ không chữa lành được thực quản bị viêm do axit dạ dày. Việc lạm dụng một số thuốc kháng axit có thể gây ra tác dụng phụ, như tiêu chảy hoặc đôi khi là các vấn đề về thận.
Lạm dụng thuốc giảm đau dễ gây trào ngược dạ dày thực quản
Lạm dụng thuốc giảm đau dễ gây trào ngược dạ dày thực quản
  • Thuốc giảm tiết acid giúp giảm tiết acid acid dạ dày: nhóm ức chế bơm proton PPI (Omeprazole…), nhóm thuốc kháng H2 (cimetidine…). Nhóm thuốc kháng H2 không hoạt động nhanh như thuốc trung hòa axit, nhưng chúng giúp giảm đau lâu hơn và có thể làm giảm sản xuất axit từ dạ dày đến 12 giờ. Những loại thuốc nhóm này thường được dung nạp tốt nhưng sử dụng lâu dài có thể liên quan đến việc tăng nguy cơ thiếu vitamin B-12 và gãy xương. Nhóm PPI có thể gây tiêu chảy, đau đầu, buồn nôn và thiếu vitamin B-12. Sử dụng lâu dài có thể làm tăng nguy cơ gãy xương hông.
  • Thuốc tăng cường cơ thắt thực quản dưới: có thể làm giảm GERD bằng cách giảm tần suất thư giãn của cơ thắt thực quản dưới. Tác dụng phụ có thể bao gồm mệt mỏi hoặc buồn nôn.

Phẫu thuật:

  • Phẫu thuật để củng cố cơ vòng thực quản dưới, phẫu thuật sẽ thắt chặt các cơ vòng thực quản dưới để ngăn chặn trào ngược bằng cách mổ nội soi.

Chế độ sinh hoạt cho người mắc trào ngược dạ dày thực quản

  • Duy trì cân nặng hợp lý. Béo phì gây áp lực lên bụng, đẩy dạ dày cao lên và là nguyên nhân khiến axit trào ngược lên thực quản.
  • Bỏ thuốc lá. Hút thuốc làm giảm khả năng hoạt động của cơ thắt thực quản.
  • Nâng cao đầu giường: Nếu người bệnh thường xuyên bị ợ nóng trong khi cố gắng ngủ, hãy đặt các khối gỗ hoặc xi măng dưới chân giường để phần đầu được nâng lên từ 15cm đến 23cm. Nếu không thể nâng giường lên, người bệnh có thể đặt thêm gối để nâng cơ thể của bạn từ thắt lưng trở lên.
  • Không nằm xuống ngay sau ăn: Đợi ít nhất ba giờ sau khi ăn trước khi nằm hoặc đi ngủ.
  • Ăn thức ăn từ từ và nhai kỹ: Đặt nĩa/đũa/muỗng xuống sau mỗi lần gắp và nhai thức ăn, sau khi nhai hết miếng đó thì mới tiếp tục gắp thêm thức ăn.
  • Tránh thực phẩm và đồ uống gây ra trào ngượ: Các tác nhân phổ biến bao gồm thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc chiên rán, sốt cà chua, rượu, sô cô la, bạc hà, tỏi, hành tây và caffeine.
  • Tránh quần áo bó sát: Quần áo quá chật gây áp lực lên bụng và cơ thắt thực quản.

Hy vọng qua bài viết Trào ngược dạ dày thực quản những điều cần biết P2, bạn đọc đã hiểu hơn về căn bệnh này để có cách phòng ngừa cũng như tìm phương pháp điều trị sao cho an toàn và hiệu quả

Các Bạn Có Thể Quan Tâm: tác dụng của nghệ nanotrào nguoc da day thuc quantrào ngược dạ dày ăn gìbệnh lý trào ngược dạ dày ở trẻcách xử lý trào ngược dạ dày