Trào ngược dạ dày thực quản – Những điều cần biết P1

Xã hôi hiện đại, cuộc sống bận rộn, công việc áp lực căng thẳng khiến cho rất nhiều người mắc phải căn bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Vậy trào ngược dạ dày thực quản là gì? Nguyên nhân nào gân ra bệnh? Cùng tìm hiểu qua bài viết trào ngược dạ dày thực quản – Những điều cần biết P1 này nhé!

  1. Trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (Gastroesophageal reflux disease – GERD) xảy ra khi dịch axit trong dạ dày thường xuyên chảy ngược vào ống thực quản gây kích ứng niêm mạc thực quản của người bệnh.

Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản
Hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản

Khi nuốt thức ăn, bình thường cơ vòng thực quản dưới (cơ ở dưới cùng của thực quản) sẽ mở ra và cho phép thức ăn, đồ uống đi từ thực quản xuống dạ dày. Sau đó cơ này đóng lại. Tuy nhiên, khi cơ vòng thực quản dưới bị yếu hoặc đóng mở bất thường thì sẽ dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản. Dịch axit từ dạ dày sẽ làm tổn thương đường niêm mạc của thực quản, dẫn tới viêm.

  1. Nguyên nhân gây trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản hình thành do cơ chế:

Sự suy yếu cơ thắt thực quản dưới kết hợp với sự quá tải bên trong dạ dày và sự dư thừa acid dịch vị dạ dày.

  • Sự suy yếu cơ thắt dưới thực quản:

Đây là cơ thấp nhất của thực quản nối với dạ dày. Thông thường, cơ vòng này sẽ đóng kín ngăn không cho dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản, chỉ giãn mở ra khi nuốt. Tuy nhiên, có khi trương lực cơ bị giảm và cơ vòng giãn mở, dịch dạ dày trào ngược lên phía thực quản.

Khi acid dạ dày trào lên, dịch nhày thực quản và nước bọt có tính kiềm sẽ trung hòa acid dịch vị để giảm sự kích thích lên niêm mạc thực quản. Sau đó nhu động của thực quản sẽ đẩy dịch trào ngược xuống dạ dày.

Các nguyên nhân gây suy yếu cơ thắt dưới thực quản gồm có: Thuốc kháng choline, thuốc kích thích thụ thể beta thụ cảm, rối loạn nhu động ruột, rượu, thuốc lá, socola.

  • Sự quá tải của dạ dày:

Sự ứ đọng thức ăn tại dạ dày do hẹp môn vị, do viêm dạ dày mạn tính… làm nghẽn sự lưu thông thức ăn xuống ruột gây tăng áp lực trong dạ dày.

Ho, hắt hơi cũng làm tăng áp lục ổ bụng đột ngột và gây trào ngược dạ dày.

Tình trạng dư thừa axit và quá tải thức ăn trong dạ dày
Tình trạng dư thừa axit và quá tải thức ăn trong dạ dày
  • Sự dư thừa acid dich vị dạ dày:

Stress làm tăng tiết cortisol, đây là 1 chất gây tăng tiết acid dạ dày, tăng trương lực co bóp của dạ dày góp phần đẩy ngược dịch dạ dày lên thực quản.

  • Các nguyên nhân khác: Thói quen ăn uống không điều độ, ăn quá no, ăn nhiều đồ chua, cay, yếu cơ thắt thực quản bẩm sinh, béo phì…
  1. Triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản

Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến của trào ngược dạ dày thực quản bao gồm:

  • Ợ chua, ợ hơi, ợ nóng

Ợ hơi là dấu hiệu sớm của trào ngược dạ dày thực quản. Ợ nóng là cảm giác nóng rát từ vùng thượng vị, dưới xương ức lan lên phía cổ.

Ợ chua thường đi kèm với ợ nóng và ợ hơi, để lại vị chua trong miệng.

Các triệu chứng này thường xuất hiện sau khi ăn no, nằm ngủ, đầy bụng khó tiêu và thường gặp nhất vào ban đêm.

  • Đau tức vùng thượng vị

Cảm giác đau tức vùng thượng vị, đè ép, thắt ở ngực, lan ra cánh tay và sau lưng. (Cần tránh nhầm lẫn với các bệnh lý phổi và tim)

Nguyên nhân gây triệu chứng này là acid dạ dày trào ngược lên các đầu mút sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, kích thích các đầu mút sợi thần kinh gây đau.

  • Buồn nôn, nôn

Các acid dịch vị trào ngược lên họng, miệng sẽ kích thích niêm mạc họng gây buồn nôn. Nặng nhất vào ban đêm khi nằm ngủ, acid trào ngược lên dễ dàng và lúc này hệ thần kinh phó giao cảm cũng hoạt động mạnh mẽ.

Hiện tượng đau bụng, buồn nôn và nôn là những triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng
Hiện tượng đau bụng, buồn nôn và nôn là những triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng
  • Khó nuốt

Trào ngược dạ dày thực quản trong thời gian dài gây tổn thương nặng nề niêm mạc thực quản: phù nề, sưng tấy, thu hẹp đường kính thực quản. Dẫn đến tình trạng vướng ở cổ, nuốt vướng.

  • Khản tiếng, ho

Acid dạ dày trào ngược thường xuyên lên phía họng gây tổn thương dây thanh quản, dây thanh phù nề, sưng tấy, không khép kín mép được dẫn đến giọng nói bị khan, mất tiếng, viêm họng hạt mạn tính, ho do vướng họng.

  • Miệng tiết nhiều nước bọt

Tiết nhiều nước bọt là phản ứng tự bảo vệ của cơ thể ở vùng miệng để trung hòa bớt lượng acid dạ dày trào lên.

Thông qua bài viết Trào ngược dạ dày thực quản – Những điều cần biết P1 bạn đọc đã có câu trả lời cho câu hỏi trào ngược dạ dày thực quản là gì? Nguyên nhân nào gây ra bệnh. Mong rằng qua bài viết bạn đọc sẽ có những thông tin chính xác trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh.

 

Các Bạn Có Thể Quan Tâm: tác dụng của nghệ nanotrào nguoc da day thuc quantrào ngược dạ dày ăn gìbệnh lý trào ngược dạ dày ở trẻcách xử lý trào ngược dạ dày