Phải làm thế nào nếu bị trào ngược axit dạ dày khi nằm? Tham khảo ngay!!!

Trào ngược axit dạ dày là căn bệnh khá phổ biến hiện nay với nhiều biểu hiện và triệu chứng dễ nhận thấy. Bệnh thường gây nên nhiều bất tiện, khó chịu cho người mắc trong sinh hoạt, cuộc sống hằng ngày nhất là khi nằm. Hãy tham khảo những mẹo xử lí trào ngược axit dạ dày cực hiệu quả ngay sau đây.

Trào ngược axit dạ dày là gì?

Trào ngược axit dạ dày, trào ngược dịch dạ dày… là hiện tượng dịch dạ dày (bao gồm axit, pepsin và có thể bao gồm cả thức ăn) bị trào ngực lên vùng thực quản gây nên hiện tượng nóng rát, khó chịu ở cổ họng. Hiện tượng này thường xảy ra sau khi ăn, má nhất là khi bệnh nhân ở trạng thái nằm nghỉ ngơi.

Trào ngược axit dạ dày gây đau và khó chịu
Trào ngược axit dạ dày gây đau và khó chịu

Nếu tình trạng trào ngược xảy ra thường xuyên (khoảng 2 – 3 lần/tuần) làm tổn thương thực quản, chúng sẽ được coi là bệnh lí. Khi này, người bệnh phải thật sự chú ý bởi nếu tình trạng trào ngược diễn ra quá lâu sẽ khiến cho niêm mạc thực quản bị biến đổi, dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Những triệu chứng trào ngược axit dạ dày điển hình

Tiết nước bọt nhiều: Người bị trào ngược axit dạ dày khi nằm thường có tình trạng tiết nước bọt nhiều. Đây được coi là là phản ứng sinh lý của cơ thể nhằm trung hòa lượng axit trào lên trên thực quản.

Viêm phổi: Viêm phổi cũng được coi là triệu chứng điển hình của bệnh trào ngược axit dạ dày. Lý do là bởi dịch vị có trong dạ dày khi bị đẩy lên vùng thực quản có thể tràn vào phổi và gây nên tình trạng viêm nhiễm.

Tức ngực: Thức ăn cùng với lượng dịch vị bị đẩy lên do trào ngược gây nên sự chèn ép trực tiếp vào thực quản khiến người bệnh có cảm giác tức ngực và khó chịu.

Trào ngược dạ dày thực quản gây tức ngực, đau vùng thượng vị
Trào ngược dạ dày thực quản gây tức ngực, đau vùng thượng vị

Miệng có vị đắng: Trào ngược axit dạ dày khi nằm thường khiến dịch mật tiết ra nhiều hơn bình thường và gây cảm giác đắng miệng.

Hen suyễn: Hen suyễn là triệu chứng trào ngược axit dạ dày hay gặp nhất vào ban đêm.

Chứng khó nuốt: Do lượng axit dạ dày trào ngược lên với mức độ nhiều và tần suất lớn gây ra hiện tượng phù nề và sưng tấy niêm mạc thực quản. Vì vậy người mắc chứng trào ngược dạ dày thường có cảm giác khó nuốt hoặc vướng ở cổ.

Khan tiếng, ho: Triệu chứng này xuất hiện là do dây thanh quản tiếp xúc với axit dạ dày dẫn đến sưng tấy, khan tiếng và lâu ngày chuyển thành ho.

Nguyên nhân nào dẫn tới trào ngược axit dạ dày khi nằm?

Thông thường khi dung nạp các loại thức ăn, thực quản sẽ mở ra để đón nhận thức ăn và sau đó sẽ đóng lại để ngăn không cho thức ăn trào ngược lên thực quản. Với cơ chế như trên, khi 1 trong 2 bộ phận bị quá tải hoặc giảm thiểu chức năng sẽ dẫn tới tình trạng dịch vị dạ dày cùng thức ăn bị đẩy ngược lên trên.

Sau khi ăn no hoặc đơn giản sau khi vừa nạp một lượng thức ăn nhất định, dạ dày sẽ tiến hành tiêu hóa thức ăn. Do đó, khi nằm xuống, nếu phần nắp thực quản bị suy giảm chức năng hoặc quá tải sẽ không kiểm soát được dịch vị dạ dày cũng như thức ăn và khiến chúng trào ngược lên trên.

Tình trạng này cũng thường xuyên xảy ra do những yếu tố như: thường xuyên dùng cafein, rượu, thuốc lá… Dùng quá nhiều thuốc tây, tổn thương kệ thần kinh ở thực quản, hoặc do di truyền,… Tổn thương dạ dày, khiến dạ dày mất khả năng đẩy thức ăn xuống ruột non sau khi co bóp, tiêu hóa. Khiến chúng bị đẩy ngược lên.

Ngoài ra, cũng có một số nguyên nhân khác như: stress, nằm xuống ngay sau khi ăn, béo phì, mang thai…

Một số phương pháp hạn chế khó chịu của chứng trào ngược axit dạ dày

Sử dụng thuốc Tây theo kê đơn của chuyên gia, bác sĩ: Thuốc tạo màng ngăn, thuốc điều hòa nhu động ruột, thuốc tăng trợ lực cơ thắt dưới thực quản, thuốc ức chế bơm proton…

Xây dựng lối sống lành mạnh – khoa học: Để phòng ngừa và chữa chứng trào axit ngược dạ dày, người bệnh cần xây dựng lối sống lành mạnh bằng những thói quen tích cực như cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tránh các thực phẩm có mùi vị mạnh để không làm dạ dày bị kích thích.

Dùng các bài thuốc dân gian: Các bài thuốc nam từ thảo dược tự nhiên chữa trào ngược dạ dày như: cam thảo, cây lô hội, gừng, hoa cúc, củ nghệ, thì là, đu đủ… cũng là cách mà nhiều người bệnh áp dụng. Các bài thuốc này thường an toàn, lành tính nhưng cho kết quả khá chậm.

Sử dụng thực phẩm bảo về sức khỏe: Đây là phương pháp mới. Tuy nhiên nó cũng rất an toàn và cho hiệu quả tốt. Các loại thực phẩm hỗ trợ ngăn ngừa và trì hoãn tình trạng bệnh trở nên xấu đi. Chúng rất tiện lợi để dùng trong thời gian lâu dài mà không hề có biến chứng hoặc gây ra dị ứng. Đây cũng chính là lựa chọn của rất nhiều người mắc chứng trào ngược axit dạ dày hiện nay.

Qua bài viết Phải làm thế nào nếu bị trào ngược axit dạ dày khi nằm? Tham khảo ngay, bạn đọc đã biết để có thể ngăn ngừa và giảm thiểu những cảm giác khó chịu hoặc biến chứng của bệnh trào ngược axit dạ dày, người bệnh có thể kết hợp sử dụng những cách trên hoặc lựa chọn 1 cách phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân nhất. Nếu không thấy tình trạng bệnh thuyên giảm, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám sớm nhất.