Nước dừa là một thức uống giải khát rất tốt, được nhiều người ưa thích. Nhưng người bị viêm loét dạ dày có nên uống nước dừa không? Uống nước dừa có hại dạ dày không? Đó đang là những thắc mắc của rất nhiều người? Cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Viêm loét dạ dày có nên uống nước dừa không?
Nước dừa là một loại đồ uống giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể, làm đẹp da nên rất được yêu thích, đặc biệt là vào mùa hè.
Nước dừa giàu kali, muối khoáng đều là những dưỡng chất quan trọng đối với cơ thể. Thành phần enzyme trong nước dừa cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như trĩ, tiểu đường, viêm gan, viêm loét dạ dày tá tràng… Tác dụng này có được là nhờ khả năng chống viêm và hỗ trợ quá trình vận chuyển các chất. Chính vì vậy, bệnh nhân viêm loét dạ dày hoàn toàn có thể dùng nước dừa như là một thức uống hỗ trợ điều trị hiệu quả.
So với những thức uống khác, nước dừa có tính an toàn cao, không có chất bảo quản, màu thực phẩm, không bị nhiễm độc hay vi khuẩn từ môi trường nhờ vào lớp vỏ dừa rất cứng và chắc chắn.
Tuy có nhiều lợi ích như vậy, nhưng vì dừa có tính hàn nên bệnh nhân viêm loét dạ dày chỉ nên uống tối đa 1 trái nước dừa mỗi ngày và uống 3-4 trái mỗi tuần. Không nên uống quá nhiều hoặc uống vào buổi tối vì có thể gây khó chịu, cứng bụng, đầy hơi. Không nên thêm đá khi uống vì có thể gây lạnh bụng.
Những người không nên uống nước dừa khi bị viêm loét dạ dày
Mặc dù uống nước dừa rất tốt cho bệnh nhân viêm loét dạ dày nhưng những đối tượng gặp phải một số vấn đề khác thì không nên uống nước dừa bởi lúc này nước dừa hoàn toàn ko thích hợp với họ. Đó là:
- Người thuộc tạng âm: da xanh, chân tay lạnh, chậm tiêu, dễ tiêu chảy, ít khát, thích nước ấm…
- Phụ nữ có thai không nên uống trong 3 tháng đầu của thai kỳ
- Người bị thấp khớp, cao huyết áp
Một số đồ uống khác tốt cho bệnh viêm loét dạ dày
Trà gạo
Gạo là một trong những loại thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, rất lành tính và tốt cho sức khỏe. Trà gạo giúp hỗ trợ điều trị viêm dạ dày rất tốt, có tác dụng giảm đau hiệu quả. Bạn có thể thêm chút mật ong hoặc đường vào và uống khi còn nóng vừa giúp tăng hiệu quả lại thơm ngon, dễ uống.
Sữa chua
Những nghiên cứu gần đây cho thấy sữa chua đem lại nhiều lợi ích trong việc và điều trị viêm loét dạ dày. Mặc dù chứa axit nhưng thực chất lượng axit trong sữa chua không đáng kể so với lượng axit trong dạ dày. Axit lactic có trong sữa chua có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn Hp. Ngoài ra, sữa chua còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp cơ thể chống chọi tốt hơn với tình trạng viêm loét dạ dày.
Nước cà rốt và bạc hà
Nước ép cà rốt có tính kiềm giúp trung hòa được axit dư thừa trong dạ dày. Còn bạc hà lại có khả năng làm dịu bớt các cơn khó chịu do đau dạ dày gây ra. Bộ đôi này là sự lựa chọn hoàn hảo khi bị viêm loét dạ dày.
Đọc thêm: Người bị đau dạ dày nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Nếu có ai hỏi “Viêm loét dạ dày nên uống nước dừa không?” chắc hẳn bạn đọc đã có câu trả lời cho riêng mình. Bên cạnh các đồ uống trên, các nhà khoa học cũng khuyên nên sử dụng củ nghệ – một vị thuốc quý dễ kiếm, tốt cho người bị viêm loét dạ dày. Công nghệ ngày càng phát triển, củ nghệ đã được bào chế bằng công nghệ nano tạo các hạt Nano curcumin NDN siêu nhỏ (nhỏ nhất trên thị trường hiện nay) dưới 16 nm. Còn hàm lượng Curcuminoid >22% (cao nhất hiện nay) giúp hấp thu tốt và hiệu quả các loại nano curcumin đang có trên thị trường.
Vietlife Curmin 22+ được ứng dụng công nghệ bào chế độc quyền – Công nghệ Nano Solid-Lipid của GS.TS Nguyễn Đức Nghĩa giúp
- Giảm nhanh các triệu chứng do viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản gây ra: lành vết loét, chống viêm…
- Chống Oxy hóa cực mạnh và ức chế > 65 chủng vi khuẩn HP ngăn ngừa ung thư dạ dày
Liên hệ ngay số Hotline: 0914 674 022 / 0914 307 022 để các chuyên gia giải đáp thắc mắc!
Có Thể Bạn Quan Tâm: Bệnh lý trào ngược dạ dày, Đau thượng vị là dấu hiệu của bệnh gì, nguyên nhân gây viêm loét dạ dày, điều trị viêm loét dạ dày bao lâu