Quy trình khám đau dạ dày thực hiện thế nào?

Nếu đang gặp vấn đề về dạ dày và muốn khám bệnh sớm thì bạn nên tìm hiểu trước những thông tin liên quan đến quy trình khám đau dạ dày để có kế hoạch chuẩn bị tốt nhất giúp cho quá trình khám bệnh thuận lợi. Vậy cụ thể quy trình khám đau dạ dày thực hiện thế nào? Cùng tìm hiểu nhé!

Khi nào bạn nên đi khám dạ dày?

Khi các rắc rối về đường tiêu hóa diễn ra thường xuyên làm cho cơ thể bạn mệt mỏi, ảnh hưởng tới sinh hoạt và cuộc sống hoặc nếu bạn nghi ngờ mình đang gặp bệnh lí về dạ dày thì nên đi khám.

Những triệu chứng liên quan tới các bệnh về dạ dày cần chẩn đoán là:

  • Đau bụng âm ỉ diễn ra thường xuyên, đau tại vùng thượng vị nhất là những khi đói bụng hoặc ăn đồ chua cay
  • Hay buồn nôn, chán ăn
  • Ợ chua, ợ nóng
  • Khó nuốt, hay bị nấc nghẹn thức ăn, nước uống
  • Hay chướng bụng, khó tiêu
  • Táo bón hoặc tiêu chảy xen kẽ nhiều ngày
  • Sụt cân đột ngột không rõ nguyên nhân

Những ai dễ mắc phải bệnh lý liên quan tới dạ dày

  • Những người thường xuyên hút thuốc lá và uống nhiều bia rượu.
  • Những người có tiền sử bị nhiễm vi khuẩn HP, người thân trong gia đình bị bệnh dạ dày hoặc nhiễm vi khuẩn HP.
  • Những người hay lạm dụng thuốc kháng viêm, giảm đau không chứa steroid.
  • Người già, phụ nữ mãn kinh.
  • Người mắc chứng tăng canxi trong máu.
  • Người bị béo phì.
  • Người có thói quen sinh hoạt không điều độ, làm việc theo ca kíp như là công nhân trong các nhà máy sản xuất, lái xe đường dài, công chức – văn phòng…

Quy trình khám đau dạ dày thực hiện thế nào?

Bước 1: Làm thủ tục đăng kí khám

Để khám bệnh, trước tiên chúng ta cần tới quầy trực để lấy phiếu thông tin rồi điền đầy đủ thông tin cá nhân vào giấy đó.

Nhân viên hành chính sẽ tiếp nhận mẫu và gửi lại bạn một phiếu khám có kèm số thứ tự khám đồng thời hướng dẫn bạn lối đi tới phòng khám chuyên khoa về tiêu hóa.

Bước 2: Khám lâm sàng

Hình ảnh khám đau dạ dày

Sau khi tới lượt, bạn sẽ vào phòng khám để chẩn đoán tình trạng sức khỏe ở bước ban đầu, cụ thể bác sĩ sẽ tìm hiểu về:

  • Tiền sử bệnh tật trước đó của bạn.
  • Liệu bạn có đang uống thuốc gì hay không?
  • Những triệu chứng rối loạn tiêu hóa mà bạn gặp phải, bác sĩ có thể sờ nắn bụng để kiểm tra khi chưa có chẩn đoán qua hình ảnh nội soi hoặc xét nghiệm khác.
  • Thói quen sinh hoạt hằng ngày của bạn như thế nào?
  • Nghề nghiệp của bạn là gì?…

Bước 3: Khám cận lâm sàng

Để đưa ra được kết luận chính xác và dự báo sớm nguy cơ mắc bệnh thì người bị đau dạ dày cần được thực hiện các kỹ thuật khám sức khỏe chuyên sâu cận lâm sàng.

Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân, chuyên gia y tế sẽ chỉ định các quy trình khám đau dạ dày thực hiện thế nào cho phù hợp như xét nghiệm dịch, chụp xquang, nội soi dạ dày…

Các xét nghiệm trước nội soi

Bài test hơi thở

Bạn sẽ được uống 1 viên thuốc hoặc dung dịch có chứa đồng vị carbon C13 hoặc C14. Sau 20 phút bác sĩ sẽ kiểm tra lại sự chênh lệch nồng độ C13 hoặc C14 thoát ra từ thở để xác định xem liệu bạn có nhiễm phải vi khuẩn HP hay không.

Chụp X -quang

Để phát hiện xem dạ dày có xuất hiện ổ viêm loét hay không thì kỹ thuật viên sẽ cho bạn uống một loại thuốc cản quang (thường là  BASO4). Sau đó một máy chụp X-quang sẽ chiếu tia X qua phần bụng để lấy được hình ảnh đen trắng mô phỏng dạ dày. Hình ảnh này giúp bác sĩ quan sát được vị trí có vết loét, kích thước và tình trạng của người bệnh hiện đang thế nào.

Các xét nghiệm trước khi nội soi

Xét nghiệm phân

Xét nghiệm phân cũng được áp dụng để kiểm tra trong đường ruột của người bệnh có vi khuẩn HP hay không, bằng cách lấy mẫu phân của người bệnh và kiểm tra trên ống nghiệm với một hóa chất tạo màu đặc biệt.

Ngoài ra thì người bệnh có thể được yêu cầu thực hiện thêm một vài xét nghiệm khác như là: xét nghiệm máu (kiểm tra vi khuẩn HP), xét nghiệm pepsinogenI, II trong huyết thanh để sàng lọc và chẩn đoán ung thư dạ dày, xét nghiệm gastrin.

Tiến hành nội soi dạ dày

Nội soi dạ dày là bước khám dạ dày cần thiết, giúp cung cấp những hình ảnh rõ nét và chính xác trong dạ dày.

Có 2 loại nội soi dạ dày phổ biến đó là:

  • Nội soi thường: không sử dụng thuốc gây mê do đó bệnh nhân sẽ cảm thấy buồn nôn và đau trong quá trình thực hiện
  • Nội soi gây mê: bệnh nhân được tiêm thuốc gây mê qua tĩnh mạch do đó trong quá trình thực hiện do đó sẽ không cảm thấy khó chịu. Tuy nhiên, sau khi nội soi, thuốc mê có thể chưa hết tác dụng hoàn toàn nên người bệnh sẽ cảm thấy hơi mệt mỏi, do đó họ cần phải ở lại bệnh viện nghỉ ngơi thêm khoảng 1h trước khi xuất viện, tuyệt đối không tự ý ra về một mình.

Thông thường, quá trình nội soi được thực hiện khá nhanh chóng không quá 30 phút.

Nội soi gây mê – 1 trong những quy trình quan trọng trong quy trình khám đau dạ dày

Nên lưu ý gì trước và sau khi nội soi

  • Người bệnh cần nhịn ăn ít nhất 6 tiếng đồng hồ, nhịn uống ít nhất 2 tiếng đồng hồ trước khi thực hiện nội soi.
  • Không được uống rượu, bia, nước có ga, các loại nước uống có màu trước khi nội soi.
  • Phải thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc đã và đang sử dụng, tiền sử bệnh tật và có dị ứng với bất kì loại thuốc nào không.
  • Sau 1h đồng hồ, người bệnh có thể ăn uống một vài món lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh…
  • Không được khạc nhổ sau khi nội soi.
  • Cần có người nhà đi cùng và đưa về sau khi nội soi dạ dày xong.

Quy trình nội soi

Bệnh nhân có thể được nội soi thông qua đường miệng hoặc đường mũi. Cần nên thả lỏng cơ thể trước khi thực hiện.

Nội soi đường miệng:

  • Bạn sẽ được uống một loại thuốc để làm sạch niêm mạc ruột đồng thời để làm giảm cảm giác khó chịu khi đưa ống nội soi vào bên trong thì bạn sẽ được xịt một ít thuốc tê nhẹ ở khoang miệng.
  • Bác sĩ bắt đầu đưa ống nội soi mềm vào trong họng xuống thực quản và tới dạ dày, carmera gắn ở đầu ống nội soi sẽ đưa hình ảnh về màn hình giúp bác sĩ quan sát tổn thương bên trong dạ dày.

Nội soi qua đường mũi:

  • Tương tự như trên, chuyên gia y tế sẽ nhỏ một ít thuốc gây tê lên mũi và miệng để gây tê cổ họng của bạn.
  • Tiếp đó, ống nội soi được luồn qua mũi xuống phần sau của miệng, bệnh nhân được yêu cầu nuốt nhẹ xuống.
  • Ống soi đi xuống thực quản và dạ dày, camera cũng sẽ ghi lại những hình ảnh bên trong niêm mạc dạ dày và truyền tải về màn hình bên ngoài.

Bác sĩ có thể bơm nhẹ không khí vào thực quản bệnh nhân để làm căng phồng ống tiêu hóa, giúp quan sát rõ hơn các nếp gấp và giúp ống nội soi di chuyển dễ dàng hơn. Khi đó, bệnh nhân có cảm giác căng tức hoặc đầy hơi.

Trong trường hợp cần thiết, chuyên gia y tế có thể lấy mẫu sinh thiết trong dạ dày để làm xét nghiệm mô bệnh học.

Cuối cùng, ống nội soi sẽ được rút nhẹ nhàng khỉ miệng hoặc mũi của bạn. Ống nội soi này đều được rửa sạch và ngâm trong dung dịch sát khuẩn để đề phòng lây nhiễm bệnh hoặc vi khuẩn HP cho người khác khi sử dụng lần tiếp theo.

Bước 4: Bệnh nhân tiếp nhận kết quả

Bác sĩ xem kết quả và chẩn đoán bệnh

Bạn sẽ được hẹn trở lại phòng khám ban đầu, thông thường là ngay sau khi xét nghiệm xong để nhận kết quả chẩn đoán. Bác sĩ dựa vào các kết quả xét nghiệm để phân tích tình trạng bệnh của bạn ở mức nào, có nghiêm trọng hay không. Đề xuất toa thuốc điều trị hoặc các phương án điều trị thích hợp khác.

Trên đây là tổng hợp về các Quy trình khám đau dạ dày thực hiện thế nào? Hy vọng thông qua bài viết bạn đọc sẽ có những thông tin bổ ích trong việc khám và điều trị bệnh đau dạ dày của mình. Nếu có thắc mắc cần chuyên gia giải đáp, bạn đọc liên hệ theo số Hotline 0914 674 022 để được tư vấn.

 

Có Thể Bạn Quan Tâm: Bệnh lý trào ngược dạ dàynguyên nhân gây viêm loét dạ dày Đau thượng vị là dấu hiệu của bệnh gìviêm loét dạ dày cấp