Trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh gây nên nhiều phiền toái và khó chịu cho người bệnh. Việc xây dựng những thói quen sinh hoạt lành mạnh cũng như lưu ý chọn lựa thực phẩm phù hợp sẽ khiến bệnh được thuyên giảm đi phần nào và trì hoãn được những biến chứng nguy hiểm. Đây chính là những chú ý trong sinh hoạt cho người bị trào ngược dạ dày thực quản, bạn đọc cùng tham khảo nhé!

Trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Trào ngược dạ dày- thực quản hay còn được gọi là trào ngược axit dạ dày. Đây là tình trạng dịch vị dạ dày (chứa dịch mật, axit, pepsi và đôi khi cả thức ăn) bị tống ngược lên thực quản, thậm chí tới tận khoang miệng. Thông thường, bạn có thể bị trào ngược dạ dày sau khi ăn no hoặc uống nước có ga, không kèm thêm các triệu chứng. Tuy nhiên, nếu trào ngược dạ dày xảy ra thường xuyên thì đó chính là bệnh lý.

Trào ngược dạ dày thực quản gây đau và khó chịu nhiều
Trào ngược dạ dày thực quản gây đau và khó chịu nhiều

Trào ngược dạ dày thực quản có thể gây ra suy dinh dưỡng, viêm thực quản, và một số biến chứng hô hấp khác, thậm chí tử vong.

Nguyên nhân gây nên bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng trào ngược dạ dày thực quản nhưng những lí do dưới đây là điển hình nhất:

Thói quen tiêu thụ nhiều thức ăn cay nóng, giàu axit, nhiều dầu mỡ, hút thuốc lá, uống rượu bia, dùng nhiều chất kích thích có hại cho sức khỏe mà đặc biệt là sức khỏe của hệ tiêu hóa.

Ăn quá nhiều hoặc bỏ bữa, ăn uống không khoa học, không đúng giờ, ăn quá nhiều một loại thức ăn, dẫn tới thực đơn không phong phú hoặc hoạt động mạnh, nằm ngay sau khi ăn.

Sử dụng nhiều thuốc giảm đau sẽ là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày
Sử dụng nhiều thuốc giảm đau sẽ là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày

Sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm trong thời gian dài có thể tạo điều kiện cho bệnh trào ngược như: thuốc huyết áp, aspirin, ibuprofen,…

Bệnh lý dẫn đến trào ngược như nhiễm trùng, tổn thương thần kinh thực quản,…

Người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản cần chú ý gì trong sinh hoạt hằng ngày?

Đầu tiên người bị trào ngược cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống để giảm các triệu chứng trào ngược. Có nhiều loại thực phẩm có thể giúp người bị trào ngược cải thiện hiệu quả tình trạng của mình. Ngược lại, có những thực phẩm mà người bị trào ngược dạ dày nên hạn chế ăn.

Ngoài ra, nếu bệnh đã ở mức độ nghiêm trọng, bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản cần lưu ý kết hợp thay đổi lối sống, điều trị nội khoa, điều trị ngoại khoa và các thủ thuật khác.

Bệnh trào ngược dạ dày tiến triển  khi có sự mất cân bằng giữa các yếu tố tấn công dạ dày và yếu tố bảo vệ dạ dày. Yếu tố tấn công điển hình là tính axit của dịch vị dạ dày. Nó trực tiếp gây ra những triệu chứng cũng như là biến chứng của bệnh. Chống lại với yếu tố tấn công này, cơ thể bảo vệ dạ dày nhờ độ mạnh yếu của cơ thắt thực quản dưới, lớp chất nhầy phủ trên niêm mạc dạ dày.

Rượu bia là một trong những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày
Rượu bia là một trong những nguyên nhân gây trào ngược dạ dày

Do đó, người bị trào ngược dạ dày thực quản nên lưu ý:

Lựa chọn thực phẩm có tính kiềm, có khả năng trung hòa axit: thực phẩm từ tinh bột như bánh mì hay bột yến mạch, hay đạm dễ tiêu,… vì các thực phẩm này giúp tránh sự bào mòn lớp nhầy trong dạ dày của axit, hạn chế các nhịp cơ thắt thực quản có axit trào lên.

Hạn chế thực phẩm kích thích tăng tiết axit hay kích thích cơ thắt dưới thực quản: hoa quả hàm lượng axit cao (chanh, cam, dứa…), nước có ga, thức ăn cay, nóng, chocolate…

Nên kiêng rượu bia, cà phê, thuốc lá. Không mặc quần áo quá chật, không ăn quá no, không ăn muộn vào buổi tối, không cúi quá lâu, không nằm trong 2 giờ sau khi ăn, không uống quá nhiều nước trong khi ăn. Ngủ nằm đầu cao 15 cm so với chân. Tránh tạo điều kiện có lợi cho tình trạng trào ngược dạ dày phát triển.

Trào ngược dạ dày vốn là một bệnh rất dễ tái phát và gây biến chứng. Để giảm thiểu triệu chứng khó chịu và bất tiện của bệnh, hãy đảm bảo tuân thủ những chú ý trong sinh hoạt cho người bị trào ngược dạ dày thực quản kết hợp với điều chỉnh lối sống của mình để giúp nâng cao, cải thiện sức khỏe, chống lại bệnh tật và biến chứng.

 

Có Thể Bạn Quan Tâm: Bệnh lý trào ngược dạ dàyĐau thượng vị là dấu hiệu của bệnh gìnguyên nhân gây viêm loét dạ dàyđiều trị viêm loét dạ dày bao lâu