Có rất nhiều hoạt chất hữu ích ẩn chứa trong những loại thực vật xung quanh chúng ta nhưng chúng ta lại chẳng hề hay biết. Thậm chí ngay cả khi dùng đến nó để chữa lành hoặc cải thiện những bệnh nan y, mạn tính nhưng chúng ta vẫn không thực sự biết rõ về nó. Và Piperin là một trường hợp như vậy. Vậy Piperin là gì? Có tác dụng gì? – Cùng khám phá những điều thú vị về Piperin – Phần 1 qua những tổng hợp sau đây!

Piperin là gì? Có thể tìm thấy ở đâu?

Piperin là một alcaloid được chiết xuất từ các cây họ hồ tiêu. Loại alcaloid này có nhân piperidin. Piperin thường được tìm thấy trong các cây họ hồ tiêu với hàm lượng khác nhau: 6-9% trong cây hồ tiêu, 4% trong cây tiêu lá tím. Các bộ phận khác của cây tiêu như lá và thân thường không có hoạt chất quý giá này.

Piperin là gì?
Piperin là gì?

Hoạt chất Piperin là thành phần chính có tác dụng sinh học của hạt tiêu đen và thu hút sự quan tâm nghiên cứu từ nhiều nhà khoa học. Các nghiên cứu về tác dụng dược lý đã chỉ ra tiềm năng chống oxy hóa, chống viêm, chống ung thư, chống trầm cảm, giảm đau… của hợp chất piperin.

Những tính chất hóa học và tác dụng dược lý của piperin

Hạt tiêu đen thường được dùng để làm gia vị trong lĩnh vực ẩm thực bởi có vị cay, nồng. Tuy nhiên, khi muốn ứng dụng vào các lĩnh vực khác để phục vụ cuộc sống của con người, các chuyên gia chỉ nghiên cứu và đánh giá thông qua hoạt chất piperin. Một số tính chất hóa học và tác dụng dược lí của hoạt chất này đã được chỉ ra như sau:

Chống oxy hóa và bảo vệ gan: Piperin được phát hiện có khả năng chống oxy hóa, làm giảm stress oxy hóa trong các tế bào gây ra bởi chế độ ăn nhiều chất béo. Một số nghiên cứu về hoạt tính chống oxy hóa của piperin đã chỉ ra việc làm giảm tỷ lệ di căn trong các tế bào u ác tính thông qua sự thay đổi quá trình peroxid hóa lipid và kích thích các enzyme chống oxy hóa. Các nhà khoa học cũng đã chỉ ra dịch chiết methanol của hạt tiêu đen có đặc tính bảo vệ gan ở chuột Wistar với tổn thương gan gây ra bởi ethanol-CCl4. Trên mô hình chuột bị tổn thương gan gây ra bởi d-galactosamine, sử dụng piperin đã làm nồng độ glutamic oxaloacetic transaminase và pyruvic transaminase trong huyết thanh trở về bình thường, cơ chế có thể liên quan đến việc giảm độ nhạy của tế bào gan với TNF-α.

Piperin còn có nhiều tác dụng dược lý
Piperin còn có nhiều tác dụng dược lý

Khả năng kháng viêm tốt: Piperin ức chế viêm đường hô hấp bằng cách tăng cường biểu hiện gen TGF-beta ở phổi. Piperin còn có khả năng làm giảm sản xuất IL-6, MMP-13 và prostaglandin E ở khoảng nồng độ 10-100μg/ml. Piperin khi được sử dụng đồng thời cùng với curcumin (chiết xuất từ nghệ) sẽ góp phần ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm do chế độ ăn nhiều chất béo – Thi nghiệm được thực hiện ở chuột C57BL/6 và ngăn ngừa hội chứng chuyển hóa. Piperin còn có tiềm năng chống viêm trên chuột bị viêm loét đại tràng do acid acetic gây ra. Một nghiên cứu khác đã chỉ ra khi cho chuột uống piperin với liều 6 mg/kg/ngày sẽ làm giảm tình trạng viêm trên mô hình gây viêm bởi carrageenan. Từ những kết quả đó, có thể khẳng định được đặc tính kháng viêm vượt trội của hoạt chất này.

Có khả năng chống ung thư: Khi dùng trực tiếp theo đường uống, piperine đã làm giảm tỷ lệ mắc một số dạng ung thư đường tiêu hóa. Dịch chiết cồn của hạt tiêu đen (có chứa piperin) đã được báo cáo là có hiệu quả tích cực trong việc chống ung thư phổi thông qua việc thay đổi sự peroxid hóa lipid, dẫn đến sự lan rộng của các phản ứng gốc tự do và tổn thương tế bào. Trong các tế bào ung thư tuyến tiền liệt LNCaP, piperine phá vỡ biểu hiện của thụ thể androgen, làm giảm đáng kể kháng nguyên đặc hiệu của tuyến tiền liệt.

Piperin giúp giảm đau hiệu quả
Piperin giúp giảm đau hiệu quả

Hoạt tính chống trầm cảm và giảm đau: Piperin đã được sử dụng để nghiên cứu về tác dụng chống trầm cảm trên mô hình chuột bị trầm cảm gây ra bởi corticosterone. Việc điều trị bằng piperine cho thấy sự thay đổi về hành vi và các chỉ số sinh hóa ở chuột do corticosterone gây ra đã trở lại bình thường. Sau khi tiêm piperin với liều 30-70 mg/kg cho chuột bị trầm cản, các nhà nghiên cứu nhận thấy sự co giật và liếm đuôi ở chuột giảm một cách đáng kể.

Thông qua bài viết “Khám phá những điều thú vị về Piperin – Phần 1” bạn đọc đã hiểu rõ hơn về Piperin là gì? Có tác dụng ra sao? Tuy nhiên, hiện nay nay việc đưa thành phần piperin vào công thức các sản phẩm dược phẩm cho sức khỏe cần phải được giám sát chặt chẽ và có nghiên cứu rõ ràng. Để cập nhật thêm thông tin về piperin, mời bạn đọc theo dõi tiếp Phần 2.

 

Các Bạn Có Thể Quan Tâm: tác dụng của nghệ nanotrào nguoc da day thuc quantrào ngược dạ dày ăn gìbệnh lý trào ngược dạ dày ở trẻcách xử lý trào ngược dạ dày