Đau dạ dày thường xuyên gây rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Những cơn đau dạ dày diễn ra liên tục hàng ngày, có thể lặp đi lặp lại cùng 1 khung giờ trong nhiều ngày liên tiếp hoặc đau âm ỉ cả ngày không dứt. Vậy đau dạ dày thường xuyên – khi nào cần đi khám? Cùng tìm hiểu qua những chia sẻ sau đây nhé!
Đau dạ dày dai dẳng, thường xuyên có nguy hiểm không?
Những cơn đau dạ dày bình thường đã mang đến những sự khó chịu rất lớn cho người bệnh. Nó có thể chỉ là bệnh lý đau dạ dày bình thường. Tuy nhiên nếu các cơn đau kéo dài dai dẳng và thường xuyên lặp đi lặp lại thì rất có thể đó là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh về đường tiêu hóa hết sức nguy hiểm.
Đau dạ dày thường xuyên nên đi khám sớm tại địa chỉ uy tín
Viêm loét dạ dày, hành tá tràng
Cơn đau dạ dày thường xuyên xuất hiện vào lúc đói bụng hoặc thời điểm sau khi ăn khoảng 2 – 3 tiếng. Người bệnh cũng có thể bị đau vào lúc nửa đêm, rạng sáng. Cơn đau thường chỉ ở mức âm ỉ, tức bụng, đôi khi có thể chuyển thành đau quặn từng cơn.
Viêm loét dạ dày tá tràng lâu ngày không chỉ làm suy giảm sức khỏe, mà còn có thể dẫn tới chảy máu dạ dày, tá tràng, thậm chí có thể xuất hiện các lỗ rò, thủng ở khu vực này, gây nguy hiểm tới tính mạng. Bệnh cũng làm tăng nguy cơ phát triển ung thư ở khu vực này.
Viêm loét hang vị
Viêm loét hang vị là một dạng gây bệnh đau dạ dày thường xuyên với các vết loét xuất hiện ở vùng hang vị (phần nằm ngang) của dạ dày. Khi mới mắc bệnh, người bệnh sẽ có cảm giác đau sau khi ăn. Cơn đau dạ dày thường xuyên thường đổ về đêm nhiều hơn ban ngày. Các cơn đau dễ xuất hiện khi thời tiết chuyển lạnh, có áp thấp nhiệt đới hoặc gió mùa đông bắc.
Khi viêm loét hang vị biến chứng thành u ác tính, người bệnh sẽ đau bụng dữ dội, đau nhiều và thường xuyên ở bất kỳ lúc nào. Người bệnh nôn nhiều, cơ thể gầy guộc, da chuyển vàng như mắc bệnh gan. Khi bị đau dạ dày thường xuyên trong bệnh viêm loét hang vị, nếu người bệnh không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Đau dạ dày thường xuyên – khi nào cần đi khám?
Việc phát hiện bệnh kịp thời, đến gặp bác sĩ chuyên khoa và tuân thủ quy trình điều trị sẽ giúp người bệnh bảo vệ tốt sức khỏe dạ dày của mình. Khi tình trạng đau dạ dày kéo dài dai dẳng và có dấu hiệu tiến triển nặng hơn trong vòng 2 tuần, bạn nên tới gặp các bác sĩ để được khám và chẩn bệnh.
Viêm loét hang vị dạ dày gây nhiều phiền toái, khó chịu cho người bệnh
Để hạn chế và cải thiện tình trạng đau dạ dày thường xuyên, người bệnh có thể áp dụng một số giải pháp như:
Dùng thuốc tây y: Các loại thuốc tây y được kê đơn thường sẽ là thuốc kháng sinh, kháng viêm, kháng axit, thuốc tạo màng bọc để tạo sức đề kháng và giúp dạ dày nhanh chóng hồi phục và liền những vết loét.
Dùng mẹo dân gian: Các bài thuốc dân gian như uống tinh bột nghệ pha mật ong, uống nước bạc hà, uống nước nha đam,… vừa giúp giảm thiểu tình trạng nguy cấp của bệnh vừa giúp hạn chế các tác dụng phụ ngoài mong muốn.
Curmin 22+ – Hỗ trợ giảm nhanh triệu chứng viêm loét dạ dày, tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản
Dùng TPBVSK Curmin 22+: Với thành phần chính là Nano Curcumin NDN được chiết xuất từ nghệ curcumin nano giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn Hp, tăng bài tiết chất nhầy mucin, thúc đẩy niêm mạc dạ dày tái tạo nhanh hơn khiến các vết loét chóng lành hơn. Nhờ vậy, giúp giảm thiểu tối đa được tình trạng đau dạ dày thường xuyên, tránh được các biến chứng nguy hiểm như viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày,….
TPBVSK Curmin 22+ được bào chế dưới dạng viên nang mềm dễ uống, hàm lượng và liều lượng ổn định mang đến hiệu quả phòng ngừa hỗ trợ điều trị các chứng bệnh về dạ dày mà đặc biệt là bệnh đau dạ dày.
Trên đây là những tổng hợp giải đáp cho thắc mắc “Đau dạ dày thường xuyên khi nào cần đi khám?”. Quý bạn đọc sau khi tham khảo nên có phương hướng tầm soát bệnh thường xuyên để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và những người thân. Đừng để bệnh đau dạ dày là nỗi ám ảnh khôn nguôi cho mình và những người xung quanh.
Để tham khảo thêm thông tin về sản phẩm Curmin 22+, mời quý khách xem thêm tại địa chỉ: https://curmin22.vn/curmin-22-vien-nang-mem/
Có Thể Bạn Quan Tâm: Bệnh lý trào ngược dạ dày, Đau thượng vị là dấu hiệu của bệnh gì, viêm loét dạ dày cấp, nguyên nhân gây viêm loét dạ dày,