Đau dạ dày ở vị trị trí nào – Nguyên nhân và cách điều trị

Thường xuyên lên cơn đau âm ỉ tại vùng bụng nhiều người lo lắng liệu có phải mình đang bị đau dạ dày(đau bao tử) hay không? Bởi đau bụng cũng là triệu chứng chung của nhiều bệnh rối loạn đường tiêu hóa khác. Vì vậy bài viết đau dạ dày ở vị trị trí nào -Nguyên nhân và cách điều trị, sẽ giúp các bạn xác định rõ hơn vị trí của cơn đau dạ dày và tìm hiểu mọi điều cần biết về bệnh đau dạ dày (đau bao tử) này!

Đau dạ dày là gì?

Bệnh đau dạ dày (dân gian thường gọi là đau bao tử). Bệnh là do lớp niêm mạc bên trong dạ dày bị axit clohydric của dịch vị làm tổn thương hình thành lên các vết loét và gây ra đau đớn thậm chí là chảy máu.

Để hiểu cặn kẽ hơn thì chúng ta có thể liên tưởng căn bệnh này qua một phép ẩn dụ như sau:

Tưởng tượng lớp chất nhầy của dạ dày (lớp niêm mạc) giống như là “mái nhà” giúp che chắn và bảo vệ căn nhà. Khi “cơn mưa axit” trong dịch vị của dạ dày tiết ra quá nhiều chúng sẽ dần phá hủy chức năng phòng thủ của “mái nhà” bằng cách ăn mòn và làm cho mái nhà ngày càng yếu và bị dột nát gây rò rỉ vào bên trong và làm hư hại tới các đồ vật khác của căn nhà.

Đau dạ dày chia làm hai dạng cấp và mãn tính, bệnh này thường phổ biến ở tuổi trung niên, đa phần là những người trên 50 tuổi. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng đau dạ dày đang dần có xu hướng trẻ hóa do thói quen sống thiếu khoa học và căng thẳng tâm lý.

Đau dạ dày nằm ở vị trí nào?

Cơn đau dạ dày nằm ở 3 vị trí

Người bị đau dạ dày sẽ xuất hiện cơn đau tại 3 vị trí điển hình sau:

Thứ nhất: đau vùng thượng vị

Đau tại vùng thượng vị là vị trí đau dạ dày phổ biến nhất, nó được xác định là vùng nằm trên rốn và ngay dưới phần xương ức.

Nếu ăn nhiều đồ cay nóng hoặc uống bia rượu thì cơn đau sẽ bộc phát dữ dội hơn, có khi đau lan lên vùng ngực hoặc ra sau lưng.

Thứ hai: đau vùng bụng giữa

Vì phần bụng giữa là nơi chứa nhiều cơ quan nội tạng nên nếu chỉ dựa trên biểu hiện đau đớn ở vị trí này thì cũng khó để chẩn đoán chính xác có phải là do bệnh dạ dày hay không.

Cơn đau vùng bụng giữa có thể là bệnh dạ dày nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm tụy cấp, viêm loét tá tràng, đau ruột thừa… Vì vậy các bác sỹ còn cần xem xét dựa trên các biểu hiện khác (cơn đau kéo dài âm ỉ nhiều lần, kèm theo tình trạng ợ chua, ợ hơi, hay bị đầy bụng và khó tiêu hóa thức ăn) kết hợp với nội soi để kết luận chính xác.

Thứ ba: đau phía bên trái bụng

Đặc trưng của cơn đau dạ dày xuất hiện phía bên trái của bụng là người bệnh luôn cảm thấy nóng bụng, hay đói, khi ăn thì cơn đau giảm đi phần nào, nhưng ăn xong lai bị chướng bụng đầy hơi.

Vị trí này cũng dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm đại tràng hay viêm loét tá tràng, rối loạn đại tràng, viêm tiểu khung.

Đau phía bụng bên trái cảnh bào điều gì?

Xác định triệu chứng

Các triệu chứng của bệnh đau dạ dày (đau bao tử) xuất hiện ở mỗi người ít hay nhiều tùy thuộc vào mức độ tổn thương của thành niêm mạc dạ dày.

Có thể nói dấu hiệu phổ biến nhất đó là cơn đau âm ỉ tại vùng thượng vị đi kèm với cảm giác nóng rát bụng hoặc ngực (ợ nóng). Thông thường, cơn đau sẽ dữ dội hơn khi dạ dày của bạn trống rỗng, tình trạng này có thể kéo dài khoảng vài phút đến vài giờ khiến cho người bệnh không thiết tha ăn uống. Nhưng nếu ăn thêm thức ăn hoặc uống thuốc kháng axit thì cơn đau sẽ giảm xuống.

Ngoài ra, các triệu chứng khác của bệnh đau dạ dày gồm có:

  • Cảm giác buồn nôn
  • Đầy hơi, chướng bụng
  • Ợ hơi hoặc trào ngược axit
  • Phân thải ra có màu đen
  • Khi bệnh trở nặng thì cơ thể thường xuyên mệt mỏi, mất ngủ, khó thở, da nhợt nhạt (do thiếu máu) hoặc giảm cân, một số tình trạng nguy kịch còn ói ra máu.

Nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày

Các nguyên nhân phổ biến hình thành bệnh đau dạ dày (đau bao tử) bao gồm:

Do vi khuẩn HP (Helicobacter pylori )

Vi khuẩn HP thường sống trong lớp chất nhầy bao phủ và bảo vệ các mô lót dạ dày cùng với ruột non. Ở điều kiện thông thường chúng không gây ra vấn đề gì nguy hại cho sức khỏe. Nhưng nếu có điều kiện thuận lợi khiến số lượng vi khuẩn phát triển mạnh mẽ thì chúng sẽ tiết ra các độc tố (catalase, protease) làm mất đi khả năng bảo vệ của lớp chất nhầy trong thành dạ dày, các vết loét xuất hiện gây ra những cơn đau bụng âm ỉ.

Theo thống kê thì có tới 70% bệnh nhân bị đau dạ dày được xác định có nguyên nhân từ vi khuẩn HP Hiện nay, có khoảng 50% dân số thế giới nhiễm loại vi khuẩn này.

  • Vi khuẩn HP có thể lây qua đường miệng: như hôn, tiếp xúc nước bọt, dùng chung bàn chải, bát đũa
  • Vi khuẩn HP có thể lây nhiễm khi ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh, hoặc qua trung gian từ ruồi, gián, chuột…

Do hút nhiều thuốc lá

Hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh dạ dày

Nếu bạn cho rằng thuốc lá chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của lá phổi thì bạn đã nhầm. Ở những người nghiện thuốc lá lâu năm, nicotin có thể thúc đẩy dịch vị dạ dày tăng cường bài tiết và làm mòn niêm mạc dạ dày, ức chế sự tổng hợp lớp màng nhầy bảo vệ thành dạ dày.

Do đó những người nghiện thuốc lá có nguy cơ bị đau dạ dày cao hơn những người khác. Đặc biệt là con cái của họ cũng có khả năng mắc phải bệnh này nhiều hơn những đứa trẻ có cha mẹ không hút thuốc lá.

Do thói quen ăn uống thiếu khoa học

Thói quen ăn uống không đúng cách có thể gây đau dạ dày như là:

  • Ăn quá no, nhai không kĩ
  • Uống nhiều bia rượu
  • Ăn nhiều thực phẩm cay nóng, thực phẩm bẩn không đảm bảo vệ sinh
  • Vừa ăn vừa làm việc, ăn đêm nhiều, bỏ bữa…

Do sử dụng thuốc giảm đau thời gian dài

Khi sử dụng một số loại thuốc giảm đau (thuốc chống viêm không steroid – NSAID) ở liều cao hoặc thời gian dài có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và ruột non.

Những loại thuốc này bao gồm:

  • Ibuprofen
  • Ketoprofen
  • Naproxen natri
  • Thuốc chống đông máu  aspirin (thường dùng với bệnh nhân tim mạch hoặc đột quỵ)
  • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs), alendronate (Fosamax) và risedronate (Actonel)

Do căng thẳng lâu ngày

Căng thẳng, lo lắng kéo dài sẽ khiến dạ dày bị co thắt mạnh, kích thích nhu động ruột tiết nhiều axit làm viêm loét dạ dày dẫn đến cơn đau.

Căng thẳng, Stress cũng là nguyên nhân gây đau dạ dày

Đau dạ dày có nguy hiểm không, biến chứng của bệnh đau dạ dày?

Đau dạ dày là bệnh về đường tiêu hóa rất phổ biến đồng thời lại khó trị dứt điểm do có thói quen ăn uống, sinh hoạt thất thường nhất phổ biến ở nhiều người nhất là sở thích ăn những thực phẩm nhiều gia vị cay mặn dễ gây kích thích niêm mạc dạ dày.

Để có thể chữa khỏi và hạn chế nguy cơ tái phát, người bệnh cần phát hiện và điều trị kịp thời, tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị của chuyên gia y tế kết hợp với việc thay đổi thói quen sinh hoạt về lâu về dài.

Bệnh dạ dày có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như sau:

(1) Giảm cân, suy nhược cơ thể: cơn đau dạ dày có thể làm giảm cảm giác thèm ăn của người bệnh và rối loạn tiêu hóa, từ đó sẽ không muốn ăn uống, chất dinh dưỡng hấp thu kém khiến cân nặng giảm sút, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, xanh xao.

(2) Xuất huyết dạ dày: bệnh đau dạ dày dễ chuyển biến từ giai đoạn cấp sang mãn tính, nếu tình trạng tổn thương lâu dài không được điều trị kịp thời sẽ gây ra xung huyết dạ dày. Người bệnh có thể bị nôn ra máu đi kèm với các biểu hiện khác như là da mặt nhợt nhạt, chân tay lạnh, thở dốc, tụt huyết áp…

(3) Thủng dạ dày: khi các vết loét ngày càng rộng và ăn sâu vào lớp niêm mạc dạ dày sẽ làm chúng mỏng đi và có thể bị thủng. Nếu không cấp cứu kịp thời người bệnh có nguy cơ tử vong rất cao. Nam giới thường gặp biến chứng này nhiều hơn phụ nữ, thông thường chỉ xuất hiện 1 lỗ thủng, rất ít khi là 2 hay nhiều lỗ.

(4) Ung thư dạ dày: đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh dạ dày. Dấu hiệu của ung thư dạ dày đôi khi chỉ là những triệu chứng mơ hồ như là mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn thế nên người bệnh rất chủ quan và không điều trị sớm, đến khi phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn nặng. Chỉ có khoảng 30 /1000 trường hợp phát hiện ung thư dạ dày đến khám và điều trị ở giai đoạn sớm còn lại đều ở giai đoạn quá muộn.

Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì số trường hợp mắc ung thư ở nước ta tăng lên gần 165.000 ca/96,5 triệu dân trong năm 2018. Trong đó tỷ lệ các ca ung thư dạ dày xếp thứ 2 trong 5 loại ung thư phổ biến ở Việt Nam.

Chẩn đoán

Như đã phân tích ở trên, nếu chỉ dựa vào triệu chứng đau bụng thì rất khó để bác sỹ chẩn đoán chính xác có phải là do bệnh đau dạ dày hay không. Vì thế, các chuyên gia y tế sẽ đánh giá bệnh tình của bạn dựa vào các yếu tố khác như là:

  • Vị trí của cơn đau, thời gian đau, mức độ đau ít hay nhiều, các biểu hiện khác
  • Tiền sử bệnh tật của gia đình
  • Công việc
  • Thói quen ăn uống…

Sau đó bệnh nhân sẽ được thực hiện thêm một vài xét nghiệm:

Bài xét nghiệm kiểm tra hơi thở

Được thực hiện bằng cách kiểm tra sự chênh lệch nồng độ CO2 trong hơi thở của bệnh nhân trước và sau khi uống thuốc có chứa đồng vị carbon 13C hoặc 14C. Đây là loại xét nghiệm không xâm nhập nhưng cho tỷ lệ chẩn đoán chính xác rất cao, giúp bác sỹ xác định xem bệnh nhân có đang bị nhiễm vi khuẩn HP hay không.

Tuy nhiên, một điều cần lưu ý trước khi thực hiện bài kiểm tra này đó là với riêng đồng vị carbon 14C là một đồng vị phóng xạ nên không được sử dụng cho bà bầu hoặc mẹ đang cho con bú.

Chụp X- quang cản quang ống tiêu hóa trên

Để chẩn đoán dạ dày, bệnh nhân sẽ được uống thuốc cản quang Barium Sulfat (BaSO4) sau đó được chụp qua tia X để được hình ảnh đen trắng mô phỏng dạ dày.

Đây là phương pháp chẩn đoán khá nhanh chóng, tiện lợi lại tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, hiện giờ chụp X quang dạ dày không còn được áp dụng phổ biến nữa bởi nó không đánh giá được toàn bộ đặc điểm của ổ loét bên trong dạ dày.

Nội soi (EGD)

Nội soi là kỹ thuật chẩn đoán bệnh dạ dày phổ biến nhất hiện nay. Độ chính xác của phương pháp rất cao vì chuyên gia y tế có thể nhìn thấy các tổn thương bên trong dạ dày trực tiếp qua màn hình rồi sau đó sinh thiết ổ loét để chẩn đoán xem liệu bệnh nhân có dấu hiệu ung thư hay không.

Phương pháp nội soi dạ dày để phát hiện bệnh đau dạ dày

Một đầu dò có gắn camera được đưa theo đường miệng vào trong dạ dày để quan sát các tổn thương. Bệnh nhân cần nhịn ăn uống từ 4 -8h trước khi thực hiện nội soi. Những người mắc bệnh tim, thiếu máu hoặc bất thường đông máu có thể gặp nguy hiểm nếu họ trải qua nội soi dạ dày. Vì thế để an toàn cho bệnh nhân thì cần phải điện tâm đồ và xét nghiệm máu trước khi làm nội soi.

Xét nghiệm máu, phân

Giúp đánh giá tình trạng thiếu máu, đặc biệt trong trường hợp viêm loét dạ dày có biến chứng xuất huyết tiêu hóa, nồng độ các enzym niêm mạc dạ dày và tình trạng hồng cầu trong phân.

Phương pháp điều trị bệnh dạ dày

Để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cần phải dựa trên nguyên nhân gây bệnh. Hầu hết các trường hợp đau dạ dày đều có thể điều trị bằng thuốc nhưng trong một số ít trường hợp thì cần phải phẫu thuật.

Điều quan trọng là phải tiến hành điều trị kịp thời. Bạn nên điều trị ngay sau có kết quả chẩn đoán bệnh dạ dày, không nên trì hoãn việc chữa bệnh vì nó có thể để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng về sau.

Điều trị bằng thuốc

Thông thường những bệnh nhân nhiễm vi khuẩn HP sẽ được kê đơn thuốc kháng sinh liều thấp (amoxicillin, levofloxacin, clarithromycin, metronidazole, tinidazole, tetracyclin) để triệt tiêu loại vi khuẩn này và ngăn ngừa chúng quay lại.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng được uống thêm thuốc ngăn chặn sản xuất axit và thuốc trung hòa axit để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu và thúc đẩy chữa bệnh.

Để bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp tăng sinh chất nhầy bảo vệ thành dạ dày một số loại thuốc được áp dụng như là rebamipide, sucralfate, bismuth.

Nếu bạn bị đau dạ dày do nguyên nhân uống thuốc giảm đau lâu ngày thì các bác sỹ sẽ cho bạn lời khuyên về loại thuốc giảm đau thay thế khác mà không làm gia tăng các vấn đề về viêm loét dạ dày như là paracetamol.

Ngoài ra, bệnh nhân còn được sử dụng thêm một số loại thuốc giảm triệu chứng khác như là: thuốc chống đầy hơi (simethicon), thuốc điều hòa nhu động ruột (domperidon), thuốc giảm đau co thắt cơ trơn (drotaverin, pappaverin…)

Điều trị phẫu thuật

Điều trị bằng phẫu thuật thường diễn ra khi bệnh dạ dày ở mức độ nặng đã chuyển sang giai đoạn mãn tính, dễ có nguy cơ xuất huyết, thủng dạ dày hoặc bị tái phát sau khi điều trị thuốc không thành công.

Phẫu thuật dạ dày bao gồm các bước:

  • Loại bỏ toàn bộ vết loét
  • Lấy mô từ một phần khác của ruột và vá nó trên vị trí loét
  • Khâu động mạch chảy máu
  • Cắt đứt nguồn cung cấp thần kinh cho dạ dày để giảm sản xuất axit dạ dày

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh dạ dày?

Hầu hết các vết loét dạ dày phải mất một vài tháng để chữa lành sau khi điều trị. Tuy nhiên, bệnh dạ dày có thể quay trở lại sau khi điều trị, mặc dù điều này ít có khả năng xảy ra. Vì vậy để hạn chế nguy cơ tái phát hoặc bị bệnh dạ dày, bạn cần biết cách thay đổi lối sống bằng những thói quen lành mạnh.

  • Cần ăn uống điều độ, đúng bữa, hạn chế rượu bia và chất kích thích khác, không nên dung nạp những thực phẩm khó tiêu hóa hay quá nhiều gia vị cay mặn.
  • Ăn chậm, nhai kỹ và không nên ăn trong khi đang làm việc (điều này rất hay xảy ra với những người làm nghề lái xe hoặc văn phòng).
  • Ngoài ra, cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi hợp lý để giảm tải căng thẳng áp lực, tránh làm cho dạ dày bị kích thích.
  • Nên tăng cường tập thể dục thường xuyên để cải thiện sức đề kháng và nâng cao thể chất.
  • Dừng hoặc hạn chế các loại thuốc giảm đau và kháng viêm để ổn định lại các enzym trong hệ thống bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Dùng thuốc bảo vệ niêm mạc, thuốc điều trị diệt vi khuẩn HP theo chỉ định của bác sỹ với những người có tiền sử bệnh dạ dày do vi khuẩn.

Thông qua bài viết “Đau dạ dày ở vị trị trí nào – Nguyên nhân và cách điều trị” bạn đã hiểu hơn về bệnh đau dạ dày (đau bao tử) này. Nếu có thắc mắc cần giải đáp gọi ngay Hotline 0914 674 022 – 0914 307 022 để chuyên gia tư vấn.

 

Có Thể Bạn Quan Tâm: Bệnh lý trào ngược dạ dàyĐau thượng vị là dấu hiệu của bệnh gìnguyên nhân gây viêm loét dạ dàyđiều trị viêm loét dạ dày bao lâu