Đau dạ dày có nên tập gym, chạy bộ, đá banh không?

Các bác sĩ điều trị luôn khuyến khích người bệnh đau dạ dày bổ sung những phương pháp rèn luyện thể chất kết hợp trong điều trị các bệnh lý dạ dày. Tuy nhiên câu hỏi đau dạ dày có nên tập gym, chạy bộ, đá banh không? Là một trong những thắc mắc được nhiều người bệnh dạ dày quan tâm.

Đau dạ dày là tình trạng dạ dày bị tổn thương do viêm loét, nhiễm khuẩn…những tổn thương của dạ dày nếu không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến những bệnh lý vô cùng nguy hiểm như: thủng dạ dày, xuất huyết dạ dày, ung thư dạ dày…

Đau dạ dày có nên tập gym không?
Đau dạ dày có nên tập gym không?

Bạn có thể xem thêm thông tin chi tiết về bệnh lí dạ dày tại bài viết: Đau dạ dày là đau ở đâu – triệu chứng và nguyên nhân cụ thể là gì?

Ngoài việc điều trị, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, tập luyện đóng vai trò quan trọng trong việc hồi phục sức khỏe cho người bệnh đau dạ dày. Tuy nhiên nhiều người vẫn thường thắc mắc những môn thể thao cường độ mạnh hơn như tập gym, chạy bộ, đá banh liệu có phù hợp cho những người bệnh đau dạ dày?

Đau dạ dày có nên tập gym, chạy bộ, đá banh không?

Những môn thể thao như tập gym, chạy bộ, đá banh…mặc dù là môn thể thao yêu cầu cường độ mạnh và tốc độ nhanh hơn những người bệnh đau dạ dày hoàn toàn có thể chơi những môn thể thao này với mức độ vừa phải. Những môn thể thao phù hợp không chỉ tốt cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng mà còn rất tốt cho dạ dày của bạn.

Những bài tập gym nhẹ nhàng rất tốt cho người bệnh dạ dày
Những bài tập gym nhẹ nhàng rất tốt cho người bệnh dạ dày

Tập luyện thể thao giúp cơ thể tiêu hao năng lượng, giúp dạ dày hoạt động hiệu quả hơn trong việc tiêu hóa thức ăn, giảm tình trạng thức ăn bị ứ trệ trong dạ dày dẫn đến các tình trạng như đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, trào ngược dạ dày thực quản. Thể thao còn rất tốt cho tâm lý cũng như tinh thần của người bệnh, từ đó giúp dạ dày hoạt động được hiệu quả, ngăn ngừa các bệnh lý dạ dày.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, mặc dù rất tốt cho dạ dày nhưng chúng ta cũng không nên tập luyện quá nhiều hoặc quá cường độ sẽ dẫn đến phản tác dụng và khiến tình trạng bệnh dạ dày càng thêm nặng nề hơn vì khiến hoạt dạ dày rối loạn và không được ổn định khiến những tổn thương và viêm loét thêm nặng nề hơn.

Những lưu ý khi luyện tập thể thao cho người bệnh dạ dày

Những phương pháp luyện tập thể thao, rèn luyện cơ thể là một trong những biện pháp hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả. Tuy nhiên để những phương pháp này hỗ trợ tối đa cho điều trị bệnh, người bệnh đau dạ dày cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau khi luyện tập thể thao.

– Về thời gian luyện tập: Mỗi ngày người bệnh đau dạ dày dành thời gian từ 45 đến 1 tiếng để luyện tập, vận động. Đây là khoảng thời gian phù hợp để tập luyện tốt cho các cơ, hệ thống các cơ quan trong cơ thể mà cũng không gây quá tải cho cơ thể.

Chạy hàng ngày để nâng cao thể chất
Chạy hàng ngày để nâng cao thể chất

– Nên chọn các môn thể thao phù hợp, tránh các môn thể thao vận động quá mạnh để tránh gây ảnh hưởng tới cơ thể. Các môn thể thao phù hợp với người đau dạ dày đi bộ, chạy bộ, bơi lội, yoga, đạp xe….

– Nên tập luyện từ từ theo thời gian, từ bài tập nhẹ nhàng, cường độ thấp và tăng dần chứ không nên tập luyện gắng sức, tập luyện với cường độ cao quá đột ngột sẽ tạo áp lực cho cơ thể.

– Cố gắng luyện tập đều đặn, duy trì trong một thời gian dài liên tục để tạo thành thói quen cho cơ thể, tránh việc luyện tập bỏ cách, bỏ dở sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn.

– Trong khi luyện tập người bệnh nên giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái, tránh tâm trạng gò bó, áp lực để tốt cho hoạt động tiêu hóa của dạ dày.

– Người bệnh dạ dày nên đặc biệt tránh những bài tập liên quan đến cơ bụng như đẩy tạ, gập bụng….vì sẽ tác động xấu đến dạ dày.

Với câu hỏi “Đau dạ dày có nên tập gym, chạy bộ, đá banh không?” chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã có câu trả lời cho chính mình. Tập gym, chạy bộ, đá banh là những môn thể dục rất tốt cho sức khỏe tuy nhiên với những người đau dạ dày thì cường độ luyện tập cần nhẹ nhàng hơn. Chúc bạn sức khỏe!

 

NHỮNG CÂU HỎI KHÁC: Bệnh lý trào ngược dạ dàyĐau thượng vị là dấu hiệu của bệnh gìnguyên nhân gây viêm loét dạ dàyđiều trị viêm loét dạ dày bao lâu