Đau dạ dày có nên ăn dứa không?

Các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân bị dạ dày nên tránh ăn các loại trái cây chua, có tính axit cao. Vậy quả dứa liệu có nằm trong “danh sách đen” về những loại trái cây cần tránh khi bị dạ dày không? Nếu đau dạ dày có nên ăn dứa không? Sự thật là gì, bạn có thể tìm hiểu ở bài viết dưới đây:

Dứa – chứa nhiều dưỡng chất tốt cho tiêu hóa

Dứa có lợi ích gì cho sức khỏe?

Dứa (nhiều nơi còn gọi là trái thơm hay trái khóm) là một loại trái cây nhiệt đới có công dụng giải nhiệt rất tốt. Dứa có nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như là: chất xơ, chất béo, canxi, mangan, kali, phốt pho, vitamin nhóm B, vitamin C, enzyme Bromelain, các chất chống oxy hóa (flavonoid và axit phenolic), axit hữu cơ (axit malic và axit xitric).

Enzyme Bromelain trong loại quả này có đặc tính chống viêm rất tốt, là một liều thuốc tự nhiên có lợi cho những bệnh nhân bị xương khớp, làm giảm sưng và bầm tím.

Ngoài ra, Bromelain có khả năng phân hủy protein trong thịt cá thành các axit amin để dạ dày dễ tiêu hóa. Chính vì vậy nên nó thường được nấu chung với thịt bò hoặc thịt vịt để giúp cho thịt mềm hơn, thanh ngọt hơn.

Quả dứa tươi có hàm lượng nước và chất xơ cao giúp chúng ta ngăn ngừa được tình trạng táo bón. Không những vậy, dứa cũng là loại trái cây hữu ích để các chị em thêm vào thực đơn giảm cân của mình nhờ tác dụng phân giải lượng calo dư thừa trong cơ thể.

Đau dạ dày ăn dứa có tốt không?

Các enzyme trong quả dứa rất có lợi cho sức khỏe ở những người bình thường. Tuy nhiên đối với người bị đau dạ dày thì lại khác, Bromelain trong quả dứa có thể bào mòn lớp niêm mạc bảo vệ của dạ dày, khiến cho các vết loét phát triển trầm trọng hơn.

Đặc biệt người bị đau dạ dày thường đi kèm với chứng trào ngược axit. Theo thang đo pH từ 1 -7 thì dứa có pH trong khoảng từ 3 -4 mang tính axit cao. Nó có thể khiến cho các triệu chứng của trào ngược dạ dày xuất hiện liên tục là nôn nao, ợ chua, ợ nóng….

Ăn dứa không tốt cho người đau dạ dày

Một số lưu ý khi ăn dứa

Mặc dù dứa là một loại trái cây giải khát mùa hè rất tuyệt vời. Song, kể cả người khỏe mạnh bình thường nếu ăn không đúng cách có thể khiến cho “lợi bất cập hại”.

Sau đây là một số trường hợp các bạn cần lưu ý trước khi thưởng thức loại quả này:

1/ Không ăn dứa khi đói

Ăn dứa khi đói khiến bụng càng thêm cồn cào, buồn nôn, khó chịu. Vì thế, nên ăn dứa sau bữa ăn 1 -2 tiếng thì cơ thể mới hấp thu được những dinh dưỡng của loại trái cây này mà không khiến dạ dày bị tổn hại.

Thực tế, đã có không ít người bị ngộ độc dứa mà dân gian thường hay gọi là “say dứa” vì ăn trong lúc đói hoặc ăn dứa còn xanh. Trường hợp ngộ độc nặng có thể gây ra tử vong. Hết sức cẩn trọng nếu như cơ thể có các biểu hiện chứng tỏ ngộ độc dứa sau đây: da nổi mề đay rất ngứa ngáy, cơ thể mệt mỏi, nôn mửa, tiêu chảy, lưỡi tê dại, khó thở. Các triệu chứng này thường xuất hiện khoảng 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ sau khi ăn dứa.

2/ Bà bầu tránh ăn dứa

Phụ nữ mang thai không nên ăn dứa tươi nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu tiên. Vì Bromelain có thể kích thích tử cung co bóp mạnh làm tăng nguy cơ sảy thai. Nếu dứa nấu chín cùng thức ăn thì enzyme Bromelain sẽ bị mất đi nên mẹ bầu có thể ăn được.

Phụ nữ mang thai được nhiều người khuyên nên tránh ăn dứa

3/ Người bị huyết áp cao không nên ăn dứa

Hoạt chất 5-hydroxytryptamine trong loại quả này có thể gây co thắt huyết quản làm hưng phấn thần kinh khiến huyết áp tăng cao.

4/ Người đang bị chảy máu không nên ăn dứa

Những người bị bệnh chảy máu cam, sốt xuất huyết, băng huyết, rong kinh, đang có vết thương chảy máu cũng không nên ăn dứa vì dứa có tác dụng phân hủy Fibrin chống đông máu.

Những người bị viêm thanh quản, viêm mũi họng cũng không nên ăn nhiều để giảm nguy cơ tái phát.

Để tránh bị rối loạn tiêu hóa thì không nên chế biến các món ăn nấu chung dứa với thịt gà.

Với bài viết đau dạ dày có nên ăn dứa không? Chúng ta đã xác định được dứa nằm trong nhóm thực phẩm cần tránh với bệnh nhân bị viêm loét dạ dày. Vậy đâu là loại trái cây phù hợp cho những người bị đau dạ dày, hay những món ăn nào giúp người bị dạ dày nhanh khỏi bênh? Nếu có thắc mắc bạn có thể liên hệ theo số Hotline 0914 674 022 – 0914 307 022 để được các chuyên gia giải đáp hoặc

Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin dành cho người đau dạ dày trong bài viết này: Người bị đau bao tử nên ăn gì – kiêng gì?

 

Các Bạn Có Thể Quan Tâm: nguyên nhân gây viêm loét dạ dày,  Đau thượng vị là dấu hiệu của bệnh gìviêm loét dạ dày cấp