Có đến ¼ dân số Việt Nam bị đau dạ dày. Đây là một con số thực sự đáng lo ngại. Vậy nên nhiều người tự hỏi căn bệnh đau dạ dày có lây không? Cùng tìm câu trả lời cho thắc mắc trên trong bài viết dưới đây.
Hình ảnh viêm loét dạ dày tá tràng
Đau dạ dày có lây không?
Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng đau dạ dày như: lây nhiễm vi khuẩn HP, thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau, ăn uống sinh hoạt không điều độ, uống nhiều rượu bia và chất kích thích, stress…
Trên 80% các trường hợp bị đau dạ dày có nguồn gốc từ vi khuẩn HP, mà loại vi khuẩn này có thể là nguồn cơn để lây lan từ người này sang người khác. Do đó hoàn toàn có cơ sở khi nói rằng đau dạ dày là bệnh có thể lây nhiễm. Nếu người bệnh đau dạ dày có nhiễm HP mà không điều trị triệt để hoặc không phòng tránh cho người khác thì rất dễ lây sang người khỏe mạnh
Đau dạ dày có lây không? Câu trả lời là có. Thế bệnh dạ dày lây qua những con đường nào?
Con đường lây nhiễm bệnh đau dạ dày
Những hình ảnh là nguyên nhân lây nhiễm đau dạ dày
Đường miệng – miệng: HP có trong cả nước bọt và cao răng của người bệnh. Do đó loại vi khuẩn này có thể lây từ người này sang người khác thông qua các hành vi tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người bệnh như dùng chung bát đũa, hôn, người lớn nhai cơm cho trẻ.
Đường dạ dày – miệng: Vi khuẩn HP có trong dịch vị dạ dày nên có thể lây nhiễm từ bệnh nhân này sang bệnh nhân khác nếu sử dụng các ống nội soi dạ dày không được khử trùng tốt.
Đường phân – miệng: HP có trong phân của người bệnh. Vi khuẩn sẽ lây lan nếu không vệ sinh tay sạch sẽ sau khi đi tiêu và trước khi ăn hoặc lây nhiễm qua trung gian như ruồi, gián… khi thức ăn không đậy kín.
Vi khuẩn HP là nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng
Những thông tin trên đã trả lời cho câu hỏi “Đau dạ dày có lây không?” Vậy cách phòng tránh lây nhiễm vi khuẩn HP và bệnh dạ dày là gì?
Để phòng lây nhiễm HP, người bệnh và những người xung quanh cần tuân thủ thực hiện các biện pháp sau:
- Phát hiện sớm tình trạng nhiễm HP và điều trị triệt để. Đồng thời, động viên người thân đi khám để cắt đứt nguồn lây.
- Không dùng chung các vật dụng vệ sinh cá nhân cũng như bát, đũa… với người bị bệnh
- Diệt trừ nguồn lây bệnh trung gian như ruồi, muỗi, gián… Đậy kỹ thức ăn để tránh côn trùng
- Không nhai, mớm cơm cho trẻ để tránh lây HP từ người lớn sang trẻ em
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không ăn uống tại các hàng quán không đảm bảo vệ sinh
Các Bạn Có Thể Quan Tâm: tác dụng của nghệ nano, trào nguoc da day thuc quan, trào ngược dạ dày ăn gì, bệnh lý trào ngược dạ dày ở trẻ, cách xử lý trào ngược dạ dày