10 bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày hiệu quả

Trong dân gian bệnh đau dạ dày còn được gọi là đau bao tử hay vị quản thống. Đa phần bệnh hình thành là do căng thẳng lâu ngày hay thói quen ăn uống thiếu khoa học (ăn thực phẩm ôi thiu, ăn không đúng bữa, uống nhiều bia rượu…). Ngoài việc điều trị bằng thuốc Tây y, thì nhiều người đã áp dụng các bài thuốc dân gian để chữa đau dạ dày thành công. Dưới đây là 10 bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày hiệu quả được nhiều người áp dụng, cùng tham khảo nhé!

1/ Chữa đau dạ dày bằng nghệ vàng và mật ong

Nghệ, mật ong bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày

 

==> Tìm Hiểu Thêm: tác dụng của nano curcumin

Công dụng

Từ xa xưa trong các tài liệu y học cổ truyền vẫn lưu lại về tác dụng hàn gắn vết thương của nghệ. Chính vì vậy mà nó thường được sử dụng để thoa lên những vùng da có mụn nhọt, giúp cho mụn nhanh se lại, mau lên da non mà không để lại sẹo.

Không những vậy nghệ còn được dùng trong nhiều bài thuốc tán huyết, thông kinh lạc, hành khí và đặc biệt là chữa bệnh đau bao tử, người ta thường bổ sung thêm mật ong vào bài thuốc để làm tăng tính hiệu quả.

Mật ong được xem là loại kháng sinh tự nhiên rất tốt trong việc chữa trị bệnh dạ dày nhờ khả năng kháng viêm, giảm đau và làm lành tổn thương nhanh chóng.

Thông qua các nghiên cứu hiện đại, người ta đã xác định được 1 thành phần đặc biệt làm nên các dược tính chữa bệnh của củ nghệ đó chính là curcumin. Chiết xuất curcumin trong nghệ khoảng 4% với các hoạt tính sinh học đặc trưng như là hỗ trợ chức năng tiêu hóa của dạ dày, kháng khuẩn (có thể chống lại sự phát triển chủng vi khuẩn HP – nguyên nhân chính của 80% trường hợp bị dạ dày) mà không làm tăng tiết dịch vị dạ dày.

Ngoài ra, curcumin cũng được coi là một chất chống ung thư vì có thể ức chế sự phát triển của các tế bào ác tính trong khối u, góp phần ngăn ngừa nguy cơ hình thành bệnh ung thư dạ dày.

Tại Việt Nam đã có một cuộc khảo sát nhỏ để đánh giá tác dụng của nghệ mật ong phối hợp với nhau trên những bệnh nhân bị viêm loét hành tá tràng. Mỗi người được uống 12g bột nghệ pha cùng 6g mật ong trong 8 tuần. Sau thời gian thử nghiệm thu lại kết quả tích cực, với 50% bệnh nhân hết các triệu chứng lâm sàng và các vết loét có dấu hiệu lành lại.

Hướng dẫn

  • Pha 2 thìa bột nghệ với 1 thìa mật ong vào 150ml nước ấm, khuấy đều cho hỗn hợp tan hết
  • Ngày uống 3 lần sau bữa ăn trưa – chiều khoảng 1h, riêng với bữa sáng uống trước khi ăn 15 phút

Lưu ý: Bột nghệ đắng thường khó uống, vì thế nên sử dụng tinh bột nghệ để thay thế vừa dễ uống, lọc bỏ được tạp chất lại có chiết xuất curcumin cao hơn nhiều lần tăng thêm dược tính chữa bệnh.

2/ Chữa đau dạ dày bằng lá mơ

Lá mơ ăn cùng trứng gà giúp hỗ trợ tiêu hóa chữa đau dạ dày

Công dụng

Lá mơ lông là loại rau gia vị quen thuộc với mọi gia đình người Việt. Trong Đông y, nó được coi là một vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng, trừng phong hoạt huyết. Thích hợp để làm giảm các triệu chứng của bệnh dạ dày đồng thời giúp tiêu viêm ở lớp niêm mạc thành dạ dày khắc chế cơn đau nhanh chóng.

Hướng dẫn

  • Để chữa bệnh dạ dày thì lá mơ tía (một mặt lá có màu tím) là loại tốt nhất, nó cũng là loại phổ biến và dễ tìm nhất
  • Rửa sạch 30 – 40g lá mơ lông sau đó ngâm với nước muối để loại bỏ tạp chất
  • Đem xay hoặc giã nát rồi lọc lấy phần nước cốt, chưng cách thủy trong nồi cơm điện cho nóng
  • Uống nước lá mơ ngày 2 lần trước bữa sáng và bữa tối khoảng 30 phút

Ngoài ra trong 10 bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày hiệu quả này bạn có thể dùng lá mơ để chế biến với các món ăn thích hợp trong gia đình vừa ngon miệng lại có công dụng trị bệnh lâu dài ví dụ: lá mơ rán với trứng gà, lá mơ cuốn thịt heo, lá mơ cuốn cá rô đồng…

3/ Chữa đau dạ dày bằng chuối hột

Chuối hột – bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày

Công dụng

Chuối hột là loại quả rất hiếm khi được sử dụng chế chế biến món ăn hay thưởng thức trực tiếp, người ta thường xắt mỏng và phơi khô quả chuối hột để làm nguyên liệu thuốc Đông y nhất là để chữa bệnh viêm loét dạ dày.

Chuối hột có chữa 2 thành phần quan trọng là kali và fructooligosaccharides rất hữu ích trong việc nuôi dưỡng những vi khuẩn có lợi bên trong đường ruột giúp cho dinh dưỡng được hấp thu một cách nhanh chóng đồng thời hạn chế các vết loét lan rộng hơn.

Ngoài ra, quả chuối hột còn có các công dụng khác như là: chữa viêm xoang, lợi tiểu, giải phiền (làm giảm căng thẳng), chữa đau nhức xương khớp…

Hướng dẫn

  • Chuẩn bị 5 quả chuối hột xanh, lột vỏ phần xơ xanh bên ngoài (không tách hết cùi) rồi cắt thành từng lát mỏng khoảng 0.5cm
  • 30g đu đủ chín đã gọt vỏ và loại bỏ hạt, cắt thành từng miếng vừa phải
  • 50g mía lau cạo bỏ phần phấn phủ bên ngoài, rửa sạch và đem cắt thành từng khúc
  • 1 quả táo chín rửa sạch, gọt vỏ và cũng cắt thành miếng nhỏ vừa phải

Đem tất cả nguyên liệu nấu cùng với 500ml nước, đợi tới khi sôi thì đun liu riu lửa khoảng 5 phút rồi tắt bếp.

Bắc nồi ra, chắt lấy phần nước cốt và chia ra làm 3 phần để uống trong ngày. Kiên trì áp dụng bài thuốc trên ít nhất là 4 tuần để thấy được hiệu quả.

4/ Chữa đau dạ dày bằng lá tía tô

Hình ảnh lá tía tô

Tía tô hay còn gọi là tía é, tử tô, xích tô (tên khoa học là Perilla frutescens L). Đây cũng là một loại rau gia vị phổ biến ở các làng quê Việt. Không khó khăn gì để tìm kiếm một mớ tía tô nấu cháo chữa cảm sốt hoặc là an thai. Ngoài những công dụng ấy, người ta còn sử dụng lá tía tô để trị các chứng bệnh liên quan tới đường tiêu hóa như là ợ chua, ợ nóng, trào ngược thực quản, đau dạ dày.

Theo khoa học nghiên cứu, trong loại rau thơm này có chữa thành phần tanin và glucosid có tác dụng làm se vết loét ở thành dạ dày, giảm tiết axit ngăn ngừa những cơn đau dạ dày tái phát.

Hướng dẫn

Rất đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị 1 nắm lá tía tô rửa sạch đem sắc với 1/2 lít nước và uống khi còn ấm, uống thành nhiều lần trong ngày. Nếu muốn tiện lợi hơn, bạn có thể mua thật nhiều tía tô đem về sơ chế sạch và phơi khô, bảo quản và dùng dần.

5/ Chữa đau dạ dày bằng lá nhọ nồi

Lá nhọ nồi bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày

Công dụng

Nhọ nồi hay còn gọi là cây cỏ mực, hạ liên thảo (danh pháp khoa học Eclipta prostrata L). Đây là loài cây mọc dại phần thân có màu đỏ tía, lá mọc đối xứng gần như không có cuống, hoa màu trắng.

Theo các tài liệu y học cổ truyền ghi chép lại thì cỏ nhọ nồi có vị chua, tính mát, công dụng cầm máu, trị mụn, trị nhiệt miệng, mát gan, ngừa chảy máu nội tạng, chữa rối loạn kinh nguyệt… đặc biệt là công dụng trị bệnh dạ dày.

Sở dĩ cây nhọ nồi có thể hữu ích với bệnh nhân dạ dày là do nó chứa nhiều thành phần Tanin, Carotene, Ecliptin, Flavonozit và Wedelolacton dược tính cao có khả năng ngăn ngừa chảy máu nội tạng (ngăn chặn xuất huyết dạ dày)  và làm liền các viết loét, tổn thương trong thành ruột.

Hướng dẫn

Chữa đau dạ dày bằng nhọ nồi có rất nhiều bài thuốc khác nhau, trong bài viết này chúng tôi chỉ đề cập tới 2 bài thuốc đơn giản dễ áp dụng nhất.

Cách 1: Đây là cách đơn giản nhất, bạn chỉ cần rửa sạch một nắm lá nhọ nồi để loại bỏ đất bẩn và tạp chất sau đó xay nhuyễn rồi chắt lấy nước cốt uống hằng ngày.

Cách 2: Chuẩn bị các nguyên liệu gồm có 50g lá nhọ nồi, 20g bạch cập, 4 quả đại táo và 15g cam thảo.

  • Rửa sạch và bỏ tất cả các vị thuốc trên vào nồi sắc cùng với 1 lít nước.
  • Đợi sôi thì đun lửa nhỏ và đun đến khi nước cạn chỉ còn khoảng 1/3 lượng ban đầu thì tắt bếp
  • Lấy nước đã sắc uống 2 lần sau bữa trưa – bữa tối khoảng 30 phút. Bài thuốc áp dụng sắc uống hằng ngày

Trong 10 bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày hiệu quả không thể không kể đến quả sung!

6/ Chữa đau dạ dày bằng sung

Quả sung hỗ trợ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị đau dạ dày

Công dụng

Trái sung còn được gọi với nhiều tên khác nhau như là ánh nhật quả, vô quả, văn tiên quả, mật quả…Sung có nhiều công dụng hữu ích trong việc chữa bệnh dạ dày cụ thể là:

Hỗ trợ tiêu hóa tốt: sung chứa một loại chất xơ hòa tan tên là Prebiotics có khả năng hút nước làm mềm phân giúp người bệnh dễ đại tiện hơn, đồng thời nó hỗ trợ lợi khuẩn trong đường ruột kích thích tiêu hóa thức ăn nhanh chóng.

Ngăn ngừa ung thư dạ dày: Nhựa quả sung chứa các thành phần bao gồm glucose, saccarose, quinic acid, shikimic acid, oxalic acid, citric acid, malic acid, auxin, các nguyên tố vi lượng như canxi, phot pho, kali… và một số vitamin như C, B1…có thể hạ huyết áp, nhuận tràng và khả năng ức chế tác tế bào ung thư dạ dày.

Hướng dẫn

  • Chuẩn bị 300g quả sung tươi, rửa sạch và ngâm nước muối để loại bỏ bớt nhựa
  • Thái lát thật mỏng đem phơi 3 nắng hoặc mang đi sấy khô
  • Xay sung khô thành bột mịn và bảo quản trọng lọ thủy tinh đậy nắp kín
  • Mỗi lần lấy 2 thìa cà phê bột sung pha cùng với 150ml nước ấm để uống trước bữa ăn để cải thiện bệnh đau dạ dày

7/ Chữa đau dạ dày bằng lá đu đủ

Đu đủ chữa đau dạ dày

Công dụng

Đu đủ còn gọi là mộc qua, có vị ngọt mát, tình hàn. Quả đu đủ có chứa enzim papain hỗ trợ tăng cường miễn dịch và kích thích đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Cũng nhờ có hoạt chất này kích thích phá hủy protein trong cơ thể giúp thúc đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, giúp dạ dày làm việc trơn tru hơn.

Hướng dẫn

  • Chuẩn bị 30g đu đủ chín đã bỏ vỏ, táo tây 30g đã bỏ vỏ và 30 g mía lau, đem hấp cách thủy và uống ngày 3 lần.
  • Ngoài ra, những trường hợp bị đau dạ dày mãn tính thì có thể sử dụng bài thuốc với các nguyên liệu 10g vỉ bí đao, 6g ngải cứu, 15g đu đủ khô hấp cách thủy và uống như cách trên.

8/ Chữa đau dạ dày bằng đậu rồng

Quả đậu rồng

Đậu rồng là loài thân thảo thuộc họ đậu, có hình dạng bên ngoài giống như những nhánh xương rồng. Đây là món rau quen thuộc trong bữa cơm thường ngày của các gia đình ở miền Nam.

Đậu rồng tốt cho việc nhuận tràng và kích thích đường ruột hoạt động trơn tru, ngăn ngừa tình trạng đầy hơi, táo bón chính vì thế mà nó cũng thường được sử dụng cho những người bị đau dạ dày.

Hướng dẫn

Rang khoảng 3 – 4 lạng hạt đậu rồng (chọn loại hạt mẩy, đã già và cứng) trên chảo nóng cho tới khi có mùi thơm thì cho vào lọ thủy tinh đậy nắp kín bảo quản để dùng dần. Mỗi ngày 2 lần ăn 10 hạt đậu rồng rang, nhai thật kỹ rồi nuốt.

Nếu răng yếu thì bạn có thể đem đậu rồng rang đi xay để bảo quản trước khi sử dụng, mỗi lần ăn 1 thìa cà phê bột đậu rồng.

10 bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày hiệu quả trong đó có lá bạc hà

9/ Chữa đau dạ dày bằng lá bạc hà

Lá bạc hà giúp chữa đau dạ dày

Công dụng

Lá bạc hà có vị cay, the mát chính bởi tinh dầu trong loại lá này có thể làm dịu các tê liệt hiệu quả mà không làm tăng các ion canxi gây ra các cơn co thắt bên trong dạ dày. Các cơ bên trong đường ruột được thư giãn từ đó làm giảm bớt các triệu chứng như đầy hơi, khó tiêu hay buồn nôn do bệnh dạ dày gây ra.

Hướng dẫn

Bạn chỉ cần rửa sạch lá bạc hà và nhai sống hoặc uống trà nóng có lá bạc hà sẽ làm dịu bớt cơn đau và những triệu chứng khó chịu khác.

Lưu ý: lá bạc hà có bề ngoài khá giống với lá húng lìu nên bạn cần chú ý tinh mắt trước khi lựa chọn.

10/ Chữa đau dạ dày bằng Cam thảo

Cam thảo là 1 trong 10 bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày hiệu quả

Công dụng

Cây cam thảo thuộc họ Đậu, bộ phận chính dùng trong chữa bệnh là phần rễ đa phần là rễ đã phơi khô.

Cam thảo có tác dụng tốt với bệnh nhân dạ dày là do thành phần chống oxy hóa glabridin và glabrene có khả năng chống viêm giúp vết loét mau lành, giảm đau, khắc phục chứng ợ chua, ợ nóng, buồn nôn hiệu quả. Đồng thời nó còn kích thích sản sinh prostaglandin trong đường ruột thúc đẩy sản sinh lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Hướng dẫn

Cách phù hợp nhất để chữa dạ dày với cam thảo là pha trà.

  • Chuẩn bị 2 -3 gr rễ cam thảo phơi khô cho vào ấm với 3 chén nước đun sôi sau 5 phút là dùng được
  • Uống trà 3 lần/ngày trước mỗi bữa ăn khoảng 30 phút, giúp giảm đau, an thần, ngủ ngon. Trà cam thảo cũng rất có lợi cho những người bị ho, viêm họng, ngừa sâu răng hiệu quả

Lưu ý: Người huyết áp thấp, bà bầu hoặc gan, thận yếu thì không nên dùng cam thảo. Uống trà cam thảo thì cần kiêng ăn cá, ngưng dùng các nhóm thuốc lợi tiểu thiazide, corticosteroid, thuốc chứa digitalis.

10 bài thuốc dân gian chữa đau dạ dày hiệu quả cũng như chế độ ăn uống hằng ngày có liên quan rất lớn tới sự phục hồi của những người bị đau dạ dày, vậy bạn có muốn tìm hiểu thêm bài viết Bị đau dạ dày  – ăn gì, kiêng gì? theo dõi website Curmin 22+ để khám phá nhé!

 

Có Thể Bạn Quan Tâm: Bệnh lý trào ngược dạ dàynguyên nhân gây viêm loét dạ dày Đau thượng vị là dấu hiệu của bệnh gìviêm loét dạ dày cấp