Người đau dạ dày có nên dùng thuốc giảm đau dạ dày không?

Đau dạ dày không còn là căn bệnh xa lạ đối với chúng ta. Có nhiều phương pháp giúp hạn chế cơn đau dạ dày và thuyên giảm tình trạng bệnh. Vậy người đau dạ dày có nên dùng thuốc giảm đau dạ dày không? Cần lưu ý những gì nếu sử dụng cách giảm đau này?

Các loại thuốc giảm đau dạ dày phổ biến hiện nay

  1. Nhóm thuốc trị đau dạ dày kháng acid (Antacids)

Đây là nhóm thuốc có chứa nhôm hoặc canxi, magnesl hydroxit. Nhóm thuốc này có tác dụng trung hòa axit mà không gây ảnh hưởng đến bài tiết dịch vị cũng như pepsin. Thuốc thường được dùng sau bữa ăn từ 1-3 giờ và trước khi đi ngủ.

Thuốc giảm đau thường được người đau dạ dày sử dụng thường xuyên

  1. Nhóm thuốc trị đau dạ dày kháng histamin H2

Nhóm thuốc kháng histamin H2 là một loại thuốc ức chế các tác động của histamine tại thụ thể histamine H2 của các tế bào ở dạ dày. Nhờ đó làm giảm sự sản xuất axit của dạ dày. Đây là nhóm thuốc dùng trong điều trị chứng khó tiêu, loét dạ dày và bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Thuốc có thể dùng qua đường uống hoặc đường tiêm tĩnh mạch.

  1. Nhóm thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn Helicobacter pylori

Các loại thuốc này có chứa kháng sinh và thường được chỉ định để dùng điều trị nội khoa: Amoxicillin 500mg, Metronidazol/tinidazol 500mg, Clarithromycin 250mg, 500mg, Bismuth, Fluoroquinolones: Levofloxacin 500mg,…

Một số nguy cơ có thể có khi dùng thuốc giảm đau dạ dày

Thuốc giảm đau dạ dày có thể gây nên viêm loét, xuất huyết đường tiêu hóa: Đây là tác dụng phụ rất hay gặp, nhất là khi sử dụng các thuốc giảm đau, chống viêm non-steroid. Trên lâm sàng, hiện nay nhóm thuốc này có thể được coi là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến và nhiều nhất do rất nhiều tác dụng tối ưu của chúng. Tuy nhiên bên cạnh các tác dụng có lợi thì nhóm thuốc này cũng có rất nhiều tác dụng không mong muốn, thậm chí cả các tác dụng phụ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân.

==> XEM THÊM: Thuốc chữa bệnh dạ dày

Sử dụng thuốc tây để điều trị đau dạ dày về lâu dài sẽ có nhiều tác dụng phụ

Tác dụng phụ xuất hiện cả khi dùng đường uống hoặc đường tiêm. Sở dĩ tác dụng phụ này hay gặp nhất, một mặt do thuốc gây tổn thương trực tiếp niêm mạc dạ dày, mặt khác nó làm giảm quá trình sản xuất chất nhày tạo điều kiện cho acid và pepsin của dịch vị gây tổn thương niêm mạc. Có rất nhiều những biểu hiện của tác dụng phụ như: cảm giác đầy bụng, nóng rát vùng thượng vị, viêm loét dạ dày tá tràng; chảy máu, thủng dạ dày, hành tá tràng.

Bên cạnh đó, tình trạng kháng thuốc cũng được ghi nhận trên những bệnh nhân đau dạ dày thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau. Khi dùng thuốc giảm đau lau ngày với 1 liều lượng duy trì đều đặn, virut bệnh sẽ tạo nên các chất hoặc các tế bào kháng lại tác dụng của thuốc và khiến thuốc trở nên mất tác dụng. Do đó, khid ùng thuốc giảm đau dạ dày nên lưu ý dùng theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng.

Khi đau dạ dày và được thăm khám, chỉ định điều trị bởi bác sĩ, người bệnh vẫn nên sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh đúng như đơn thuốc được kê. Tuy nhiên, cần tránh việc lạm dụng thuốc hoặc bỏ dỡ giữa chừng bởi sẽ không cho kết quả điều trị như mong muốn.

Với nhiều thắc mắc về việc Người đau dạ dày có nên dùng thuốc giảm đau dạ dày không, thông qua bài viết bạn đọc đã có câu trả lời cho mình cũng như người thân. Nếu có bất kì thắc mắc nào chưa thể giải đáp, ban đọc có thể liên hệ chúng tôi qua số Hotline 0914 674 022 – 0914 307 022 để được tư vấn miễn phí!

 

Các Bạn Có Thể Quan Tâm: tác dụng của nghệ nano, trào nguoc da day thuc quan, trào ngược dạ dày ăn gì, bệnh lý trào ngược dạ dày ở trẻ, cách xử lý trào ngược dạ dày