7 Cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà đơn giản và hiệu quả

Trào ngược dạ dày hay còn gọi là trào ngược axit dạ dày thực quản không còn xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này xảy ra thường xuyên có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Tìm hiểu ngay 7 cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà đơn giản và hiệu quả ở bài viết dưới đây.

1. Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng

Trà gừng rất tốt cho người đau dạ dày
Trà gừng rất tốt cho người đau dạ dày

Gừng là gia vị, là vị thuốc trong Đông y có tính cay, vị ấm. Trong gừng có chứa nhiều thành phần là hoạt chất oxy hóa mạnh như tecpen, oleoresin có khả năng chống viêm, giảm đau, sát trùng, trung hòa axit dịch vị,… Các hợp chất methadone, ginger oil,… giúp giảm đau, lợi mật, hạn chế ợ chua.

Chỉ cần mỗi sáng bạn dùng 1 tách trà gừng cũng có thể kiểm soát được tình trạng ợ chua, ợ nóng.

Công thức chữa trào ngược dạ dày từ gừng:

Cách 1: Gừng rửa sạch, thái chỉ hoặc thái lát. Sau đó, đun sôi 200ml nước rồi thêm một chút đường, đợi đường tan tắt bếp và đổ ra chén có sẵn gừng tươi bên trong. Bạn nên dùng khi nước còn ấm.

Cách 2: Gừng rửa sạch, thái lát dày 2cm. Cho gừng vào bình thủy tinh, cứ một lớp gừng lại đổ một lớp mật ong lên. Khi gừng héo đi và ngả sang màu tối hơn là có thể sử dụng. Ăn sau mỗi bữa cơm khoảng 1-2 lát, sau 1 tuần sẽ nhận thấy hiệu quả rõ rệt.

Cách 3: Dùng gừng tươi thái lát mỏng, ngâm với giấm trong khoảng 1 tuần. Mỗi ngày ăn 3  lát, nhai kỹ rồi nuốt cả nước lẫn bã. Dùng liên tục trong 7 ngày liền sẽ thấy bệnh tình có sự biến chuyển tích cực.

Bên cạnh trà gừng, bạn có thể thêm gừng vào trong các món ăn hàng ngày như một gia vị thơm ngon và bổ dưỡng.

Một số lưu ý khi sử dụng gừng tươi:

  • Không dùng gừng cùng lúc với aspirin và coumarin (cách nhau ít nhất 4 giờ đồng hồ).
  • Nếu bạn bị bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, đang mang thai nên hạn chế dùng gừng trong thời gian dài.
  • Nếu bạn bị ho ra máu, chảy máu cam, băng huyết, trĩ nội, … thì không nên dùng gừng tươi.

2. Chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam

Nha đam giúp kháng viêm, giảm đau tốt cho người đau dạ dày
Nha đam giúp kháng viêm, giảm đau tốt cho người đau dạ dày

Nha đam (tên gọi khác là lô hội) là loại cây phổ biến, được nghiên cứu là có chứa tới 96% cấu tạo là nước và các loại vitamin như B1, B2, B5, B6, A, C, E cùng các khoáng chất vi lượng như Ca, K, Na, Fe, Mg, Mn, …

Điều quan tâm nhất đối với những bệnh nhân trào ngược dạ dày, là trong gel nha đam có chứa nhiều các axit amin có tính kháng viêm, giảm đau, tái tạo các vết loét dạ dày và chống oxy hóa. Hoạt chất glucomannas giúp trung hòa axit dịch vị, cân bằng hệ tiêu hóa.

Công thức chữa trào ngược dạ dày từ nha đam:

Cách 1: Ăn nha đam trực tiếp

  • Cách đơn giản nhất là bạn có thể ăn trực tiếp phần thịt bên trong của lá nha đam.
  • Mỗi ngày bạn chỉ nên dùng dưới 400gram gel lô hội tươi.

Cách 2: Nước nha đam chữa trào ngược dạ dày

  • Chọn những lá nha đam lớn, mập mạp và tươi.
  • Đem lá nha đam đi rửa sạch, tách lấy phần thịt trắng bên trong. Cho phần thịt thu được vào máy xay sinh tố và xay nhuyễn cùng với chút nước.
  • Uống nước nha đam trước mỗi bữa ăn khoảng 20 phút. Kiên trì dùng đều sẽ thấy sự cải thiện.

Cách 3: Nha đam mật ong

  • Chọn 10 lá lô hội to mang đi rửa sạch, tách phần vỏ xanh bên ngoài và lấy phần thịt trắng bên trong.
  • Xay nhuyễn phần thịt nha đam vừa thu được. Tiếp tục thêm 50 ml mật ong nguyên chất vào rồi khuấy đều. Bảo quản ngăn mát tủ lạnh.
  • Mỗi ngày bạn uống 1 – 2 thìa, kiên trì áp dụng trong khoảng 1 tháng sẽ thấy sự thay đổi đáng kể.

Lưu ý khi dùng nha đam để chữa trào ngược dạ dày:

  • Trong nha đam có nhựa mủ màu vàng có thể gây hạ kali trong máu, đau bụng, hại thận. Bởi vậy, khi chế biến cần rửa thật sạch.
  • Nha đam có thể gây dị ứng cho một số cơ địa, khi nhận thấy có triệu chứng bất thường bạn cần ngưng sử dụng.
  • Trường hợp phụ nữ đang mang thai và cho con bú khi uống nước nha đam chữa trào ngược dạ dày có thể khiến co thắt tử cung dẫn đến nguy cơ sẩy thai, gây dị tật bẩm sinh cho trẻ.
  • Trường hợp mắc trĩ hoặc điều trị tiểu đường bằng thuốc lợi tiểu, sevoflurane, gigoxin,… không dùng nha đam để chữa trào ngược dạ dày.

3. Chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong

Tinh bột nghệ và mât ong hay được người đau dạ dày sử dụng
Tinh bột nghệ và mât ong hay được người đau dạ dày sử dụng

Mật ong rất dễ tìm kiếm trong mỗi gia đình. Trong mật ong cũng chứa rất nhiều dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, tốt cho hệ tiêu hóa và người bị trào ngược dạ dày. Cụ thể:

Vitamin C: Có tác dụng chống oxy hóa, sát khuẩn, làm mau lành vết loét, bảo vệ các tế bào ở dạ dày thực quản và tăng sức đề kháng cho đường ruột.

Vitamin B, E, K: giúp làm dịu tổn thương dạ dày, kích thích tái tạo tế bào mới.

Đường: Lượng đường tự nhiên trong mật ong giúp bổ sung năng lượng cho người bệnh. Trong quá trình chuyển hóa, đường sẽ biến đổi thành melotanin – hỗ trợ giảm co thắt dạ dày, làm dịu thần kinh, giúp người bệnh ngủ ngon hơn.

Kẽm, kali: thúc đẩy quá trình tiêu hóa và ngăn ngừa thiếu hụt chất điện giải khi bệnh nhân trào ngược.

Công thức chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong

Cách 1: Bạn chỉ cần nuốt trực tiếp một thìa mật ong vào buổi sáng trước khi ăn và vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp ngăn ngừa hiện tượng trào ngược axit vào ban đêm và mang đến cho bạn một giấc ngủ ngon hơn.

Cách 2: Chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong pha nước ấm

  • Pha 1 thìa cà phê mật ong nguyên chất với 50ml nước (70 độ) khuấy đều tay cho mật ong hòa tan trong nước.
  • Uống vào buổi sáng mỗi ngày trước bữa ăn 20- 30 phút.
  • Nước mật ong giúp làm sạch đường ruột, tăng cường đào thải chất độc cho cơ thể,  trung hòa axit dịch vị, làm lành vết thương. Kiên trì thực hiện đều đặn sẽ nhận thấy sự thay đổi tích cực sau 1 tuần.

Cách 3: Chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ pha mật ong

  • Rửa sạch 1 củ nghệ to rồi cạo vỏ, giã nát. Sau đó cho vào một viếng vải sạch vắt lấy nước cốt.
  • Hòa nước cốt nghệ cùng với 2 thìa mật ong.
  • Uống hỗn hợp này mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối
  • Nên dùng trước khi ăn để đạt được hiệu quả tốt hơn.

Lưu ý những trường hợp không nên chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong:

  • Trẻ em dưới 2 tuổi: Mật ong có thể chứa vi khuẩn, bụi bẩn và độc tính có trong một số loại hoa. Vì vậy nó không được khuyến cáo dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.
  • Vì mật ong có chứa lượng đường lớn, do vậy không thích hợp với người bị bệnh tiểu đường.
  • Chưa có nghiên cứu chứng minh về mức độ an toàn của mật ong khi dùng cho phụ nữ mang thai.
  • Những người bị xơ gan có thể gặp nguy hiểm khi dùng mật ong.
  • Khi bạn bị đầy bụng hoặc tiêu chảy, nếu dùng mật ong có thể bị nặng hơn.
  • Chỉ nên dùng nước ấm pha mật ong. nước sôi có thể phá vỡ các liên kết dinh dưỡng trong mật ong.
  • Mật ong có bọt khí nổi trên mặt tức là đã bị nhiễm nấm men- không sử dụng.

4. Chữa trào ngược dạ dày bằng baking soda

Baking Soda giúp giảm acid trong dạ dày
Baking Soda giúp giảm acid trong dạ dày

Baking soda phổ biến dưới dạng tinh thể rắn màu trắng hoặc cán dạng bột mịn; thường được sử dụng trong làm bánh hoặc vệ sinh răng.

Tính kiềm trong baking soda giúp trung hòa axit trong dạ dày, có thể giúp bạn cải thiện tình trạng ợ chua, ợ nóng, trào ngược dạ dày.

Công thức chữa trào ngược dạ dày từ baking soda

Cách 1: Uống nước baking soda

Pha nửa muỗng cà phê baking soda vào một cốc nước sôi để nguội. Duy trì việc uống hỗn hợp này với tần suất 2 lần mỗi ngày, uống sau bữa ăn khoảng 1 giờ.

Cách 2: Kết hợp baking soda cùng với mật ong, bột mì

Đun sôi 20 ml mật ong với lửa nhỏ cho đến khi thấy có bọt vàng, sau đó cho 6 thìa cà phê bột baking soda và 50g bột mì vào trộn đều tay. Sau khi hỗn hợp đã hòa quyện và sệt lại, tắt bếp và chờ nguội. Cuối cùng, vo hỗn hợp thành từng viên nhỏ.

Uống viên hỗn hợp trước bữa ăn khoảng 30 phút.

Những lưu ý khi sử dụng baking soda chữa trào ngược dạ dày

  • Baking soda cũng được xem là một loại muối- việc sử dụng quá nhiều muối hoàn toàn không đem đến tác động tích cực cho sức khỏe.
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng baking soda điều trị trào ngược dạ dày.
  • Những tác dụng phụ được ghi nhận khi sử dụng baking soda như: Đầy hơi, dễ khát nước hơn, co thắt dạ dày,

5. Chữa trào ngược dạ dày bằng lá tía tô

Tía tô không chỉ là loại rau thơm được dùng phổ biến trong các bữa ăn của gia đình. Đây còn là vị thuốc trong Đông y và là mẹo dân gian hay dùng để chữa trào ngược dạ dày.

Trong tía tô có chứa tanin và glucosid, 2 chất này khi vào trong dạ dày sẽ tạo ra lớp màng che phủ vết thương, ức chế quá trình tiết axit trong dạ dày.

Công thức chữa trào ngược dạ dày bằng tía tô

Cách 1: 1 mớ tía tô nhặt rửa sạch, giã rồi chắc lấy nước cốt, uống 2 lần/ ngày.

Cách 2: Tía tô rửa sạch, để ráo rồi pha với nước sôi giống như pha trà. Tuy nhiên, lưu ý không thay thế hoàn toàn nước lọc.

6. Giảm trào ngược dạ dày bằng cách gối cao đầu

Kê cao gối ngủ giúp giảm trào ngược dạ dày thực quản
Kê cao gối ngủ giúp giảm trào ngược dạ dày thực quản

Khi chúng ta đứng, axit dịch vị cũng như thức ăn trong dạ dày vẫn nằm nguyên ở dưới đáy. Còn khi nằm, toàn bộ các chất trên sẽ phân tán trong mọi ngóc ngách của dạ dày, bởi vậy axit cũng có thể trôi dạt lên trên thực quản.

Việc sử dụng chiếc gối cao để kê đầu có thể hạn chế được tình trạng trào ngược dạ dày khi nằm.

7. Lưu ý chung khi chữa trào ngược dạ dày tại nhà

Bên cạnh việc áp dụng các cách trên để chữa trào ngược dạ dày tại nhà, bạn cũng cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt lành mạnh. Cụ thể:

  • Không ăn quá no hoặc nằm luôn sau khi ăn xong.
  • Kiểm soát cân nặng hợp lý, nếu bạn bị thừa cân, béo phì hãy giảm cân ngay.
  • Hạn chế các thực phẩm kích thích trào ngược dạ dày: đồ ăn nóng, nhiều dầu mỡ, cà phê, đồ uống nhiều ga, có cồn, cà chua, …
  • Không hút thuốc lá
  • Mặc quần áo thoải mái, hạn chế các đồ bó sát, chật bụng.
  • Tập thể dục, các bài tập hít thở, tập yoga, thiền, … thường xuyên để nâng cao sức khỏe, cải thiện tiêu hóa.
  • Bổ sung đầy đủ các thực phẩm có khả năng giảm axit dạ dày và cải thiện các triệu chứng bệnh. Ví dụ: ngũ cốc, sữa chua nguyên chất, chuối, táo, khoai lang, bắp cải, …
  • Điều lưu tâm nhất là bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ cách điều trị nào, bên cạnh đó cần dùng đúng và dùng đủ liều lượng. Tuân thủ việc tái khám thường xuyên, đúng hẹn.

Trên đây là 7 cách chữa trào ngược dạ dày tại nhà đơn giản và hiệu quả, bạn đọc có thể tham khảo và lưu ý tình trạng bệnh của mình để áp dụng sao cho an toàn và phù hợp.

 

Các Bạn Có Thể Quan Tâm: tác dụng của nghệ nanotrào nguoc da day thuc quantrào ngược dạ dày ăn gìbệnh lý trào ngược dạ dày ở trẻcách xử lý trào ngược dạ dày